Trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, tiểu dự án "Giảm nghèo về thông tin” thuộc Dự án 6 "Truyền thông và giảm nghèo về thông tin” được giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện. Với tổng kinh phí phân bổ 4.164 triệu đồng, chương trình phát huy hiệu quả tích cực tại các địa bàn được hưởng lợi.

Theo Sở Khoa học và Công nghệ, tiểu dự án "Giảm nghèo về thông tin” được triển khai tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (xã khu vực III) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Bám sát định hướng chỉ đạo, chủ đầu tư đã ưu tiên bố trí vốn để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, phù hợp với các mục tiêu quan trọng của chương trình. Theo đó, nguồn vốn được tập trung hỗ trợ các xã, thôn khó khăn nhất, giải quyết các vấn đề cấp bách nhất, bám sát 3 nội dung cốt lõi là: nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông; cung cấp dịch vụ thông tin công cộng tại các điểm cung cấp dịch bưu chính công cộng phục vụ tiếp cận thông tin của nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn; tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động thông tin cơ sở.

Sau 4 năm thực hiện, công tác giảm nghèo về thông tin đã được triển khai hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vùng đặc biệt khó khăn. Trong đó, nổi bật là việc hoàn thành sớm mục tiêu hỗ trợ duy trì, vận hành hiệu quả 51 điểm cung cấp dịch vụ thông tin công cộng, phục vụ thiết thực nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân.

K.A


Các tin khác


Ưu tiên bố trí trụ sở làm việc của cấp huyện cho đơn vị hành chính cấp cơ sở

Đó là một trong những nguyên tắc được UBND tỉnh định hướng áp dụng để bố trí trụ sở công khi sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh, cấp xã và không tổ chức cấp huyện.

Người nuôi cá lồng lo lắng khi mực nước hồ thủy điện xuống thấp

Từ đầu năm đến nay, mực nước hồ Thủy điện Hòa Bình xuống thấp hơn so với mọi năm, khiến không ít hộ dân nuôi cá lồng tại các địa phương quanh hồ rơi vào tình cảnh lao đao. Cá nuôi chết rải rác, nước hồ đục, môi trường nuôi không đảm bảo khiến người dân không khỏi thấp thỏm, lo âu cho sinh kế gắn bó bao năm qua.

3 năm, xuất khẩu trên 272.000 tấn nông, lâm, thủy sản

Triển khai thực hiện Đề án số 03-ĐA/TU, ngày 9/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025, tỉnh Hòa Bình đã đạt nhiều kết quả trong xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản.

Giúp nông dân thay đổi tư duy sản xuất

Trong bối cảnh nông nghiệp ngày càng đòi hỏi sự chuyên nghiệp và thích ứng với thị trường, việc thay đổi tư duy sản xuất từ truyền thống sang hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ và nắm vững kỹ năng là yếu tố then chốt giúp người nông dân làm giàu bền vững. Các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đóng vai trò tích cực trong việc đưa kiến thức, công nghệ và cơ hội nghề nghiệp đến gần hơn với hội viên nông dân (HVND), mở ra những hướng đi mới trên chính mảnh ruộng, vườn đồi của mình.

Bước chuyển trong phát triển kinh tế ở xã Ngổ Luông

Những năm qua, Đảng bộ xã Ngổ Luông (Tân Lạc) tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế và phát huy tiềm năng, thế mạnh địa phương. Nhờ đó, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao.

Nông thôn mới Hòa Bình: Tăng tốc trên nền vững chắc

Từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, sau hơn một thập kỷ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Hòa Bình đã vươn lên trở thành điểm sáng của khu vực trung du, miền núi phía Bắc. Trong quý I/2025, những kết quả khả quan tiếp tục được nối dài, tạo nền tảng để Hòa Bình bước vào chặng "tăng tốc” với tâm thế chủ động và tự tin.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục