Ông Ngô Quang Xuân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, nguyên phó đoàn đàm phán Chính phủ và Đại sứ VN tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cho biết như trên sau 3 năm VN gia nhập WTO

 


Thị trường tài chính VN sắp tới sẽ phải mở cửa rộng hơn theo lộ trình cam kết.
Trong ảnh: Giao dịch tại Ngân hàng Đông Á - TPHCM. Ảnh: T.THẠNH


Phóng viên: Là người trực tiếp tham gia đàm phán nhiều năm, ông đánh giá thế nào về tác động sau 3 năm VN gia nhập WTO?


- Ông Ngô Quang Xuân: Vào WTO (VN gia nhập WTO ngày 11-1-2007), VN đã trưởng thành lên rất nhiều vì mình phải tự nâng mình lên theo “chuẩn” chung để đáp ứng yêu cầu của sân chơi thế giới, từ tư tưởng nhận thức đến hệ thống luật pháp... Chúng ta cũng đạt được những thành công nhất định trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, VN được đánh giá cao hơn trong con mắt của các đối tác nước ngoài. Đó là những mặt tích cực. Bên cạnh đó, chúng ta cũng bỏ lỡ nhiều cơ hội và phải đối phó với khá nhiều rủi ro khi bước vào sân chơi chung toàn cầu.

 
*
Trong quá trình đàm phán để gia nhập WTO, có lúc chúng ta phải sử dụng đòn cân não để giành được những lợi ích tốt nhất. Khi là thành viên của WTO, VN có tận dụng tốt những cơ hội đem lại như đã từng thành công trên bàn đàm phán?


- Tôi cho rằng chúng ra chưa tận dụng tốt các cơ hội lớn từ WTO do chưa có sự chuẩn bị tốt. Rõ nhất là thị trường xuất khẩu của VN được mở rộng nhưng lại chưa có những mặt hàng mũi nhọn để “mặc cả” với đối tác. Vì ta xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu, hàng gia công chứ chưa tạo được sự khác biệt bằng chất lượng, giá cả, chủng loại để không trùng lắp với hàng hóa của nhiều nước khác.


Tuy chúng ta đã có nhiều cố gắng nhưng sự chuẩn bị cho gia nhập WTO chưa được đầu tư xứng đáng cả về sức cạnh tranh của doanh nghiệp, hàng hóa, nền kinh tế và nguồn nhân lực. VN là thành viên thứ 150, như vậy có 149 thị trường mở cửa cho mình vào nhưng mức độ chiếm lĩnh chưa được bao nhiêu.  Chẳng hạn, tại diễn đàn Quốc hội vừa thảo luận về Luật Trọng tài kinh tế cho thấy đội ngũ này của chúng ta còn thiếu và yếu. Hiện nay, nếu xảy ra một vụ kiện quốc tế đối với một loại hàng hóa, sản phẩm VN, nói thật là người ta chưa đủ tin tưởng để thuê trọng tài trong nước và mình cũng chưa đủ sức làm được. Các kỳ họp Quốc hội gần đây cũng đều cho rằng công tác dự báo của ta còn yếu nên các cơ chế cố vấn giúp Chính phủ và Nhà nước chưa thực sự hiệu quả và kịp thời. Bởi vậy, điều hành của chúng ta vẫn ở mức độ xử lý tình thế hơn là chủ động chiến lược. Vấn đề này về lâu dài rất nguy hiểm. Chính phủ đã nhận rõ điều này và trước mắt đề ra 5 nhóm giải pháp cho giai đoạn phát triển tới đây, trong đó đặt mục tiêu tiếp tục giữ ổn định vĩ mô.


Ông có cho rằng bất ổn kinh tế vĩ mô cuối năm 2008, đầu năm 2009 vừa qua là tác động tiêu cực do VN vào WTO và đã hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới?


- Không hoàn toàn do WTO. Và tuy ta đã hội nhập nhưng cũng chưa sâu và rộng. Nếu là hội nhập sâu rộng thì thị trường tài chính, hệ thống ngân hàng, đồng tiền của mình phải gắn kết chặt với các nền kinh tế bên ngoài. Cũng vì chưa hội nhập mạnh mẽ nên ta không nằm trong “tâm bão”. Nhưng qua cuộc khủng hoảng vừa rồi cũng nhận thấy điểm yếu của kinh tế VN là phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chủ yếu từ những thị trường rất lớn đóng vai trò quyết định trong kinh tế thế giới mà như chúng ta đã chứng kiến các thị trường này trong khủng hoảng như thế nào. Do đó, thị trường xuất khẩu hàng hóa của VN đã bị co lại trước sức mua của các nền kinh tế bên ngoài bị giảm sút. Hơn nữa, sức cạnh tranh của hàng hóa, doanh nghiệp VN còn yếu, chưa đủ sức vươn ra bên ngoài hoặc hội nhập tốt hơn. Trước tình hình này, việc Chính phủ quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm khơi dậy thị trường nội địa, tạo sự cân bằng giữa thị trường bên trong và bên ngoài là một hướng rất đúng đắn.


VN cần làm gì để biến thách thức thành cơ hội, giảm bớt những tác động tiêu cực trong thời gian tới. Vấn đề của VN khi gia nhập WTO tính đến thời điểm này là gì?


- Chúng ta chưa thực sự tham gia vào các nhóm đàm phán theo lợi ích chung. Ví dụ, trong WTO có nhóm các nước đang phát triển, nhóm các nước sản xuất nông nghiệp, nhóm các nước mới gia nhập... Trước đây, trong quá trình đàm phán, chúng tôi được sự chỉ đạo sát sao, cụ thể của Trung ương, Chính phủ và sự phối hợp với các bộ, ngành rất chặt chẽ, kịp thời. Nhưng sau khi đàm phán gia nhập WTO xong, bộ máy cơ chế này hầu như không còn và sự chỉ đạo thực hiện cam kết WTO trở nên rời rạc.


Càng hội nhập, càng thấy có những rủi ro phải đối phó. Hàng rào kỹ thuật của chúng ta không đủ mạnh để hỗ trợ cho sản xuất trong nước. Cũng do nhận thức chưa đầy đủ nên chính sách không rõ ràng, không đồng bộ, tổ chức thực hiện không chặt chẽ, dễ gây ra thiệt hại cho kinh tế. Các nghị quyết của Quốc hội đã nói nhiều về vấn đề này, hy vọng sau 3 năm gia nhập, chúng ta sẽ nghiêm túc rà soát để chấn chỉnh lại. Mặt khác, vấn đề ưu tiên là chúng ta cần tiếp tục chuẩn bị cho kịp các nguồn lực tiếp theo, đặc biệt là nguồn nhân lực cho giai đoạn phát triển hậu khủng hoảng. Làm được như vậy, những kết quả đạt được từ thực hiện cam kết và khai thác các tiềm năng do WTO mang lại trong thời gian tới sẽ bền vững hơn.

Cần phải có chính sách nhất quán


Theo ông Ngô Quang Xuân, VN đã mở cửa thị trường tài chính và sắp tới sẽ phải mở cửa rộng hơn theo lộ trình cam kết. Khi nhà đầu tư tài chính nước ngoài ào vào nhanh và mạnh mẽ, thị trường tài chính  VN có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro mới. Phải lường trước được khả năng này để đối phó tốt nhất. Chúng ta cần phải có chính sách nhất quán, cần phải gắn bó chặt chẽ thị trường tài chính với thị trường tiền tệ, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thành một hệ thống thống nhất, không tách rời.

 

                                                                                Theo NLĐ

Các tin khác


Tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước năm 2023 đạt hơn 83 nghìn tỷ đồng

Năm 2023, công tác điều hành chi ngân sách nhà nước được thực hiện chủ động, chặt chẽ theo dự toán, bảo đảm đúng chính sách, chế độ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai; tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương là 83.087 tỷ đồng.

Giám sát tình hình chấp hành quy định pháp luật đối với việc cho thuê đất, sử dụng đất 

Sáng 15/5, HĐND tỉnh tổ chức giám sát tình hình chấp hành quy định pháp luật đất đai đối với việc cho thuê đất, việc sử dụng đất (SDĐ) của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị. Tham dự có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Huyện Đà Bắc: Nông dân rơi nước mắt vì dịch tả lợn Châu Phi

Những ngày gần đây, dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) bùng phát, lây lan mạnh trên địa bàn xã Tú Lý, huyện Đà Bắc. Dịch bệnh đã và đang khiến không ít hộ dân rơi vào cảnh trắng tay…

Giải ngân trên 100 tỷ đồng vốn đầu tư công

Tăng cường thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, tính đến hết tháng 4, huyện Lạc Thủy đã giải ngân được 102.264 triệu đồng. Trong đó, giải ngân nguồn ODA, ngân sách Trung ương 2 công trình 13.025 triệu đồng, đạt 65%; ngân sách tỉnh 7 công trình giải ngân 8.078 triệu đồng, đạt 14%; ngân sách huyện giải ngân 60.287 triệu đồng, đạt 29%; nguồn ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu 11.212 triệu đồng, đạt 66%; nguồn thu từ đất 9.662 triệu đồng, đạt 13%; nguồn tiết kiệm chi giải ngân 39.412 triệu đồng, đạt 54,66%.

Mật ngọt Hợp Tiến - món quà từ thiên nhiên

Mật ong rừng Hợp Tiến, xã Hợp Tiến là 1 trong 2 sản phẩm OCOP 4 sao đầu tiên của huyện Kim Bôi, là sản phẩm mật ong đầu tiên của tỉnh Hòa Bình đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Nhờ chú trọng cải tiến quy trình, đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến ngày càng khẳng định được chất lượng trên thị trường, được khách hàng gần xa tin tưởng, ưa chuộng.

Tách bạch câu chuyện giá điện

Chính phủ đã ban hành Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2024 thay thế cho Quyết định 24/2017/QĐ-TTg ban hành ngày 30/6/2017.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục