Doanh nghiệp ngành tài chính, bất động sản ồ ạt lên sàn và chạy đua phát hành cổ phiếu để tăng vốn khiến thị trường chứng khoán thừa nguồn cung, sức hấp dẫn của nhiều cổ phiếu giảm mạnh

Gần đây, rất nhiều công ty đua nhau lên sàn. Trong khi đó, hàng loạt doanh nghiệp (DN) thuộc hai lĩnh vực tài chính và bất động sản cũng rục rịch chuẩn bị niêm yết. Trước hiện trạng này, một số chuyên gia tài chính nhận xét: Sàn chứng khoán đã thực sự biến thành kênh huy động vốn của các DN.


Nhà đầu tư chứng khoán sẽ phải cân nhắc kỹ hơn trong bối cảnh các doanh nghiệp chạy đua lên sàn. Ảnh: H.Thúy


“Nóng” bất động sản

Các cổ phiếu ngành bất động sản thường được chú ý. Nhiều cổ phiếu đã đĩnh đạc ở nhóm blue-chips. Ngày 18-1, trong lúc bảng điện tử trên sàn giao dịch chứng khoán ở TPHCM và Hà Nội đỏ rực thì hai cổ phiếu mới chào sàn là Sao Mai - An Giang (ASM) và Fideco (FDC) tăng điểm khá, nhờ hoạt động của công ty có liên quan đến bất động sản.

Cụ thể, mã ASM tăng trần 20% và mã FDC tăng gần 8% dù thị trường đang giảm mạnh. Trong vài ngày tới, sàn chứng khoán TPHCM sẽ chào đón một mã cổ phiếu được đánh giá là “đại gia” trong ngành bất động sản, đó là Coteccons với giá chào sàn dự kiến đến 95.000 đồng/cổ phiếu.


Chuyện lên sàn với giá cao hoặc tăng trần liên tục của cổ phiếu ngành bất động sản, xây dựng đã trở nên quen thuộc. Trước đây, những cổ phiếu như VPH, VNI... cũng từng có hơn chục phiên tăng trần. Gần đây, mã DXG của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh dù là “lính mới” trên sàn nhưng cũng đã liên tục tăng trần, được nhà đầu tư chú ý vì có hình thức PR cổ phiếu khá “nóng”: Ưu tiên bán nền dự án và giảm giá 2% - 5% cho nhà đầu tư nào sở hữu từ 10.000 cổ phiếu DXG trước ngày công bố dự án. Công ty Đất Xanh cũng phát hành cổ phiếu tăng vốn để đầu tư vào các dự án bất động sản.


Bầu sữa của DN


Theo thông tin chúng tôi nắm được, trong năm 2010, hàng loạt công ty bất động sản, chứng khoán và ngân hàng sẽ lên sàn. Với áp lực tăng vốn lên 3.000 tỉ đồng, nhiều ngân hàng có thể xem sàn chứng khoán là “bầu sữa” để hút vốn. Các công ty chứng khoán cũng cần vốn lớn để mở rộng hoạt động và tăng tiềm lực tài chính để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.


Theo TS Đinh Thế Hiển, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tin học và Ứng dụng kinh tế, việc các DN tranh thủ niêm yết lên sàn chứng khoán để huy động vốn là phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế. Khi đã lên sàn, tình hình hoạt động của công ty sẽ minh bạch hơn vì được kiểm soát, nhà đầu tư cũng yên tâm hơn.


Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những dự án hay hoạt động kinh doanh của các công ty đã lên sàn đều tốt và hiệu quả. Với những công ty bất động sản phát hành tăng vốn để đầu tư vào dự án cụ thể, nhà đầu tư cần xem xét tính hiệu quả của dự án và hiệu quả sử dụng đồng vốn. “Nếu bạn không dám đầu tư vào dự án bất động sản nào đó thì đừng nên bỏ tiền mua cổ phiếu của công ty chủ đầu tư dự án đó” - ông Đinh Thế Hiển khuyên.


Tăng vốn điều lệ luôn là áp lực đối với DN, cũng là điều mà nhà đầu tư cần quan tâm khi mua cổ phiếu. Bởi với dòng vốn lớn, áp lực tìm kiếm lợi nhuận sẽ cao. Và khi nhiều công ty lên sàn, ồ ạt phát hành cổ phiếu để tăng vốn thì sự pha loãng cổ phiếu sẽ xảy ra khiến sức hấp dẫn của cổ phiếu giảm đi.


Với sự vào cuộc ồ ạt của nhiều DN như đã nói trên, thị trường chứng khoán sắp tới sẽ có nhiều nguồn cung và khả năng bội thực cổ phiếu rất dễ xảy ra. Nhà đầu tư chắc chắn sẽ phải cân nhắc kỹ hơn để “chọn mặt, gửi vàng”. 

                                                                            Theo Báo NLĐ

 


Các tin khác


Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục