Đây không phải là đua tăng lãi suất huy động vốn mà có thể là cuộc so kè giảm lãi suất cho vay để tìm đầu ra. Bởi, nếu giữ lãi vay cao, doanh nghiệp sẽ né khiến ngân hàng ôm vốn. Để giảm được lãi suất cho vay, giải pháp của các ngân hàng là giảm lãi suất tiết kiệm

Sau khi Ngân hàng (NH) Nhà nước chính thức ban hành quy định không tăng lãi suất cơ bản từ ngày 1-3 (8%/năm) và cho vay theo lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung và dài hạn để sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển..., một số NH bắt đầu xây dựng chính sách cho vay mới để phù hợp với thị trường. Trong khi đó, khách hàng lo ngại NH đưa ra mức lãi quá cao, khó tiếp cận được vốn.


Với lãi suất cho vay cao như hiện nay, nhiều ngân hàng gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra. Ảnh: H.Thúy


Lãi suất cho vay không dưới 16%/năm


Theo một số NH, việc áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận là phù hợp với quy luật thị trường. Nhờ đó, các NH sẽ có sự cạnh tranh về lãi suất cho vay, chất lượng phục vụ. NH nào có giá vốn thấp sẽ cho vay với lãi suất thấp. Khách hàng vay NH số tiền lớn sẽ có mức lãi suất thấp hơn số tiền nhỏ. Các khoản vay có độ rủi ro cao sẽ có mức lãi suất cao hơn khoản vay rủi ro thấp. Doanh nghiệp lớn vay NH lớn với lãi suất thấp hơn so với vay NH nhỏ... Đặc biệt, tình trạng NH lách quy định để thu phí cho vay sẽ giảm và dần bị xóa bỏ.


Lãi suất có thể sẽ giảm


Theo PGS–TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, khi lãi suất cho vay thỏa thuận được áp dụng rộng rãi, thị trường chỉ tạm thời chấp nhận mặt bằng lãi suất mới. Về lâu dài, NH nào cho vay với lãi suất cao sẽ rơi vào tình trạng ôm vốn vì doanh nghiệp sẽ không vay, trong khi doanh nghiệp là đầu ra của NH. Do đó, bài toán hiện nay đối với nhiều NH là phải hạ lãi suất tiết kiệm, đồng thời NH Nhà nước tăng cường bơm tiền cho các NH thương mại thông qua thị trường mở với lãi suất 8%/năm để mặt bằng lãi suất tiền gửi đi xuống, từ đó các NH có cơ sở hạ lãi suất cho vay. Khi đó, doanh nghiệp mới tiếp cận được vốn, đầu ra của các NH mới thật sự được khai thông.


Theo ông Ngân, việc NH Nhà nước bơm thêm tiền ảnh hưởng không đáng kể đến lạm phát, bởi lạm phát của 2 tháng đầu năm 2010 tăng 3,35% không xuất phát từ cung tiền mà chủ yếu là do giá xăng dầu, hàng hóa vào dịp Tết tăng lên.

Thế nhưng, điều mà nhiều người quan tâm là các NH có thể ép khách hàng để cho vay với lãi suất cao. Ông Võ Văn Châu, cố vấn Ban Điều hành NH Đại Tín (Trust Bank), cho biết lãi suất đầu vào của các NH đã chạm ngưỡng 12%/năm, chi phí kinh doanh khoảng 3%-4% nên giá vốn của các NH phổ biến 15%-16%/năm. Tuy nhiên, NH không thể cho vay với lãi suất quá cao so với giá vốn, bởi khách hàng sẽ không vay khiến NH bí đầu ra. Vì thế, các NH phải đưa ra mức lãi suất vừa phải để bên cho vay và bên vay có thể gặp nhau. Thị trường sẽ hình thành mặt bằng lãi suất cho vay từ 16% trở lên nhưng 6 tháng sẽ thay đổi lãi suất. Ông Châu cho biết Trust Bank đang hoàn thiện chính sách lãi suất cho vay và sẽ công bố trong vài ngày tới.


Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Tổng Giám đốc NH VN Thương Tín, tùy vào giá vốn mà mỗi NH đưa ra mức lãi suất cho vay khác nhau. Tuy vậy, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, NH phải giảm lãi suất đầu vào để hạ lãi suất cho vay mới thu hút được khách hàng. Có thể các NH sẽ cho vay với lãi suất ngang bằng giá vốn nhưng bù lại doanh nghiệp sẽ sử dụng dịch vụ của NH. Khi đó, NH sẽ có lợi nhuận các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền của doanh nghiệp...


Doanh nghiệp dọa “nghỉ chơi”


Nhiều doanh nghiệp cho rằng với lãi suất cho vay 16%/năm, chỉ có những doanh nghiệp khát vốn, cần tiền trả nợ hoặc giải quyết tình thế cấp thời mới dám vay. Ông Mai Mạnh Toàn, Giám đốc Công ty Đức Thành, chuyên sản xuất - kinh doanh cà phê, cho biết: “Để đầu tư phát triển, doanh nghiệp phải vay vốn với thời gian ít nhất là 2 năm, lãi suất chấp nhận được là 13%/năm, vì lãi suất thường chiếm 30%-40% lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu NH đưa ra mức lãi suất cho vay từ 15%/năm trở lên thì tôi sẽ xem lại hiệu quả kinh doanh. Nếu NH mà doanh nghiệp chúng tôi đang quan hệ tín dụng áp đặt lãi suất hoặc cho vay với lãi suất thấp nhưng thu phí thông qua các thủ tục vay, đẩy chi phí vay vốn lên trên 17%/năm, chúng tôi sẽ “nghỉ chơi” NH đó” - ông Toàn nói.


Giám đốc điều hành Công ty Xuất nhập khẩu Nhất Tiến, ông Phạm Thái An, cho biết lãi suất vay vốn mà công ty chấp nhận được là 13%/năm. Còn đối với những lô hàng có lợi nhuận cao, công ty chấp nhận vay NH với lãi suất trên 15%/năm. Trong khi đó, Tổng Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Intimex Đỗ Hà Nam cho rằng doanh nghiệp sẽ không chịu nổi lãi suất cho vay 15%/năm. “Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu chuyển sang vay USD, lãi suất 5%/năm, lợi hơn vay VNĐ” - ông Nam cho biết.

 

                                                                                   Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục