10 năm tới sẽ là giai đoạn nền kinh tế phải tăng tốc với mục tiêu gắn chất lượng tăng trưởng với tăng nhanh năng suất lao động.

10 năm tới sẽ là giai đoạn nền kinh tế phải tăng tốc với mục tiêu gắn chất lượng tăng trưởng với tăng nhanh năng suất lao động.

Đã có sự thay đổi trong nhận thức và tư duy của những người hoạch định chính sách khi đề xuất mô hình tăng trưởng mới cho VN trong giai đoạn 10 năm tới (2011-2020).

 

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) trong đề án vừa trình lên Thủ tướng Chính phủ về đề xuất “Những giải pháp, chính sách để nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”: Mô hình tăng trưởng hiện tại đang bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế do tận dụng tối đa nguồn lực cho tăng trưởng.

Nếu vẫn tiếp tục mô hình cũ, nguy cơ nước ta mãi chỉ thu hút FDI chất lượng kém, công nghệ lạc hậu, xuất khẩu nguyên liệu thô và sơ chế..., tụt hậu so với thế giới, dù vẫn có tăng trưởng.

Tăng trưởng cao, nhưng thiếu bền vững

Mặc dù đạt tốc độ tăng GDP khá cao và liên tục, bình quân tăng 7,56% từ 1991-2008, song các chuyên gia kinh tế trong nước và nước ngoài đều cảnh báo, tốc độ tăng trưởng của VN vẫn dưới tiềm năng, chưa thật ổn định và bền vững.

Bằng chứng rõ nhất là tăng trưởng ngày càng dựa nhiều hơn vào vốn, nếu như giai đoạn 1991-1995, vốn đóng góp 29,8% vào tốc độ tăng GDP thì 5 năm tiếp theo đã lên thành 51,2% và từ 2001 trở lại đây, vốn chiếm tỉ trọng tới 60% GDP, tức là 2/3 tăng trưởng có được là nhờ vốn.

Nhưng các chuyên gia cảnh báo, so với tốc độ rót vốn cho nền kinh tế, thì tốc độ tăng trưởng GDP là không tương xứng, chứng tỏ, hiệu quả sử dụng vốn không cao.

Bộ KHĐT thừa nhận chất lượng tăng trưởng giảm sút thể hiện ngay ở mô hình tăng trưởng chỉ có ở giai đoạn đầu phát triển, nhưng VN đã duy trì mô hình này quá lâu. Có 7 nguyên nhân cơ bản được chỉ ra.

Thứ nhất, tăng trưởng không bền vững dựa chủ yếu vào những ngành khai thác tài nguyên (chiếm tỉ trọng 30% trong GDP) để xuất khẩu; tỉ trọng công nghiệp chế biến thấp.

Thứ hai, động lực của tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là các ngành gia công, chế biến có chi phí trung gian cao, lệ thuộc vào đầu vào nhập khẩu, giá trị gia tăng thấp. Thực tế cho thấy, đây là nguyên nhân gia tăng nhập siêu trong những năm gần đây.

Thứ ba, tăng trưởng ngày càng dựa nhiều vào vốn đầu tư nước ngoài, nhưng những năm gần đây, việc thu hút đầu tư nước ngoài không như mong muốn, các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn chưa thu hút được bao nhiêu để góp phần cải thiện chất lượng tăng trưởng.

Thứ tư, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế dựa vào phát triển các KCN-KCX, khu kinh tế, nhưng mới phát triển về số lượng, chất lượng còn nhiều vấn đề, kèm theo sự bùng phát về số lượng các KCN đang nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, môi trường...

Thứ năm, mô hình tăng trưởng dựa vào 3 vùng kinh tế trọng điểm đã mang lại một số thành công, nhưng đang làm dãn khoảng cách vùng miền, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội thiếu đồng bộ.

Thứ sáu, tăng trưởng dựa vào XK, nhưng cơ cấu XK chậm thay đổi, hàng hoá chế biến chi phí cao, hạn chế năng lực cạnh tranh.
 
Thứ bảy, tăng trưởng dựa vào khu vực kinh tế nhà nước, nhưng khu vực này luôn bị chỉ trích là sử dụng và phân bổ nguồn lực kém hiệu quả, lãng phí lớn, năng suất lao động chậm được cải thiện.

“Tăng lực” cho 4 trụ cột


Bộ trưởng Bộ KHĐT Võ Hồng Phúc nhìn nhận: Bốn nền tảng (hay được coi là trụ cột) cơ bản để tăng trưởng, xác định năng lực cạnh tranh của một quốc gia gồm: Giáo dục và y tế cơ bản; Cơ sở hạ tầng kỹ thuật; Ổn định kinh tế vĩ mô và thể chế kinh tế - xã hội, ở nước ta tuy đã được cải thiện, nhưng vẫn chậm và chưa đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng.

Trong bối cảnh nguồn lực cho tăng trưởng dựa vào số lượng đã tới hạn, lại bị sử dụng kém hiệu quả, các quốc gia trong khu vực sau khủng hoảng tài chính toàn cầu đều ngộ ra rằng, chất lượng tăng trưởng luôn là yếu tố quyết định sự bứt phá, nên trong các gói kích thích kinh tế đã tăng chi cho khoa học - công nghệ và đầu tư chất lượng nguồn nhân lực.

Với VN, ông Võ Hồng Phúc cho rằng: Muốn rút ngắn khoảng cách với các nước, thì 10 năm tới sẽ là giai đoạn nền kinh tế phải tăng tốc với mục tiêu gắn chất lượng tăng trưởng với tăng nhanh năng suất lao động, lấy tốc độ tăng năng suất lao động làm thước đo chính. Hiệu quả sử dụng nguồn lực cuối cùng được do bằng năng suất lao động và phân phối thu nhập theo năng suất, năng suất càng cao, thì thu nhập càng cao.  

Tới đây, việc tăng chất lượng nguồn nhân lực được coi là giải pháp then chốt. Chính phủ sẽ tiếp tục dành một phần ngân sách để cấp học bổng đào tạo ở nước ngoài trên cơ sở cạnh tranh và minh bạch; khuyến khích các DN cấp học bổng và có chính sách tôn vinh DN; hình thành mối liên kết hợp tác giữa tổ chức phát triển, trường đại học và DN; xây dựng đề án hỗ trợ ứng dụng công nghệ, đưa công nghệ vào sản xuất, đối tượng được hỗ trợ là các DN vừa và nhỏ...

                                                                         Theo Báo Laodong

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục