Việc quản lý, sử dụng đất đai còn nhiều bất cập, ảnh hưởng không nhỏ cuộc sống của người dân và công tác thu hut đầu tư của tỉnh.

Việc quản lý, sử dụng đất đai còn nhiều bất cập, ảnh hưởng không nhỏ cuộc sống của người dân và công tác thu hut đầu tư của tỉnh.

(HBĐT) - Tiến độ thực hiện kiểm kê đất đai chậm so với kế hoạch đề ra. Công tác cấp mới và đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính theo Nghị định số 88/2009/NĐ- CP chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về đất đai... Đó là những nhận xét đánh giá của UBND tỉnh về công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm 2010.

 

Giải trình ý kiến thắc mắc của cử tri tại kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ 19, khoá XIV vừa qua, ông Bùi Quang Khành, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã không ngần ngại chỉ chỉ rõ: Công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh ta tính đến thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân khách quan.

 

Một trong những nguyên nhân đó là tỉnh ta có sự điều chỉnh địa giới hành chính, khi thực hiện kiểm kê đất đai, Bộ Tài nguyên & Môi trường phải biên tập lại bản đồ nên việc cung cấp bản đồ cho các địa phương bị chậm. Đến trung tuần tháng 7, tỉnh mới nhận được bản đồ nền các huyện có điều chỉnh địa giới hành chính là: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Kim Bôi, Lạc Thuỷ, TP Hòa Bình, Đà Bắc và Mai Châu. Riêng bản đồ nền cấp tỉnh vẫn chưa được cấp do đó ảnh hưởng đến tiến độ triển khai, biên tập bản đồ xây dựng bản đồ hiện trạng của cấp huyện và cấp tỉnh. Mặt khác, vào thời điểm trước tháng 8/2010, trên địa bàn tỉnh còn nhiều điểm chưa thống nhất về đường địa giới hành chính giữa các xã trong huyện, các huyện trong tỉnh , giữa tỉnh Hoà Bình với thành phố Hà Nội và các tỉnh Phú Thọ, Hà Nam nên gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm kê. Một yếu tố có ảnh hưởng  không nhỏ  tới công tác kiểm kê đất đai đó là thiếu kinh phí, bởi nguồn kinh phí bổ sung chưa kịp thời. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn của cán bộ địa chính ở một số xã còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý, còn lực lượng cán bộ phòng Tài nguyên- Môi trường các huyện, thành phố tham gia kiểm tra, chỉ đạo còn ít vì còn phải giải quyết nhiều công việc khác trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

 

Tháng 12/2009, UBND tỉnh đã có Kế hoạch số 2020/ KH-UBND về việc triển khai, thành lập, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) ở cả 3 cấp tỉnh, huyện và xã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị hồ sơ và triển khai các công đoạn lập quy hoạch. Tuy nhiên, đến hết tháng 6/2010 tỉnh vẫn chưa nhận được phê duyệt của Trung ương về các chỉ tiêu phân khai quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh để làm cơ sở xây dựng phương án quy hoạch. 6 tháng đầu năm 2010, tỉnh mới thực hiện đo đạc, lập bản đồ địa chính chính quy cho 98/210 xã phường, thị trấn. Do khó khăn về kinh phí nên mới có 25 xã, thị trấn của huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn và Lạc Sơn đã thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo kết quả đo đạc bản đồ địa chính mới. Theo đó có 43.690 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo hệ  thống bản đồ địa chính chính quy,  đạt 12,03% số giấy chứng nhận được cấp. Diện tích đã cấp là 26.063,36 ha/179.862,24 ha đã đo đạc bản đồ địa chính chiếm 14,4%. Còn lại các xã, phường, thị trấn khác vẫn chưa thực hiện cấp đổi,  cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo kết quả đo đạc bản đồ địa chính, nên hệ thống sổ sách, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện đang quản lý vẫn theo số liệu đo đạc cũ chưa chuyển đổi về số liệu đo đạc địa chính.

 

Những lý do cụ thể đó đã tạo nên sự chồng chéo, không thống nhất trong quản lý đất đai, không phát huy được hiệu quả kinh tế của việc đầu tư đo đạc bản đồ địa chính. Để công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh đi vào thực chất và có hiệu quả cần có sự quan tâm, chỉ đạo đồng bộ từ Trung ương, đến tỉnh làm cơ sở để Sở Tài nguyên & Môi trường thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

 

 

                                                                                       Thuý Hằng

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục