Con tôm là thế mạnh của các tỉnh ĐBSCL nhưng người nuôi tôm cũng nhiều phen lao đao vì dịch bệnh.

Con tôm là thế mạnh của các tỉnh ĐBSCL nhưng người nuôi tôm cũng nhiều phen lao đao vì dịch bệnh.

Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong giai đoạn 2011 - 2013

Đây là thông tin gây nhiều chú ý trong dư luận bởi là một nước nông nghiệp nhưng nông dân nước ta vẫn luôn phải đối mặt với rủi ro từ thiên tai, dịch bệnh...

 

 

 

Hộ nghèo miễn phí tới 100%

 
Một trong những nội dung của dự thảo được nhiều người quan tâm là quy định những hộ nghèo sản xuất nông nghiệp khi tham gia chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp sẽ được hỗ trợ 90% - 100% phí bảo hiểm. Những hộ nông dân, cá nhân không thuộc diện nghèo được hỗ trợ 60% - 70% phí bảo hiểm. Tổ chức sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ 50% phí bảo hiểm.
 
Nguồn lực hỗ trợ gồm ngân sách Trung ương và các địa phương. Theo dự thảo, có 3 đối tượng được bảo hiểm gồm: cây trồng là cây lúa; vật nuôi trâu, bò, heo, gia cầm; thủy sản (gồm cá tra, cá basa, tôm sú, tôm chân trắng)...
 
Cũng theo dự thảo này, các loại thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trong nông nghiệp như: bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương giá... và dịch bệnh như cúm đối với gia cầm; dịch tai xanh đối với heo; bệnh lở mồm long móng đối với gia súc; bệnh thủy sản đối với tôm, cá tra; dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá đối với cây lúa... sẽ được ưu tiên bảo hiểm.
 
Doanh nghiệp bảo hiểm được phép thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp có trách nhiệm áp dụng các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp, bao gồm quy tắc, biểu phí bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm theo hướng đa dạng hóa như: bảo hiểm đơn hiểm họa, bảo hiểm đa hiểm họa, bảo hiểm theo chỉ số sản lượng, bảo hiểm theo chỉ số thời tiết... Đối với các sản phẩm bảo hiểm theo chỉ số, bồi thường bảo hiểm được dựa trên chỉ số thời tiết, dịch bệnh, sản lượng có mối tương quan với thiệt hại.
 
Giảm bớt rủi ro
 
Bộ Tài chính cho rằng thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp nhằm góp phần bảo đảm an sinh xã hội nông thôn, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường bảo hiểm và giúp người dân sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục thiệt hại do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh.
 
 Phó Chủ tịch Hội Nông dân VN, ông Nguyễn Duy Lượng, cho rằng bảo hiểm nông nghiệp càng làm sớm càng tốt cho nông dân và hội ủng hộ chính sách này. Việc nông dân mua bảo hiểm cho cây trồng, vật nuôi sẽ phần nào giảm sự bấp bênh, rủi ro khi xảy ra thiên tai địch họa, dịch bệnh vốn xuất hiện nhiều ở VN. Tuy nhiên, theo ông Lượng, trước mắt cần tiến hành thí điểm để rút kinh nghiệm từ thực tế, tránh việc bị lợi dụng hoặc không sát với sản xuất của người dân.
 
Cũng theo ông Lượng, chính sách bảo hiểm nông nghiệp đã được áp dụng từ rất lâu tại nhiều quốc gia và đã phát huy hiệu quả. Hiện nhiều nước châu Âu đã thực hiện trên diện rộng. Ở Đông Nam Á, Philippines cũng đã tiến hành thực hiện bảo hiểm nông nghiệp... Tuy nhiên, điều đáng nói là các nước đều xem bảo hiểm nông nghiệp không phải là dịch vụ kinh doanh thuần túy và thường có sự tài trợ rất lớn của nhà nước (ở Mỹ mức hỗ trợ lên đến 50%)...
 
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản VN (Vasep), cũng cho biết VN có nền sản xuất nông nghiệp lớn mà đến nay mới tính đến thí điểm bảo hiểm nông nghiệp là muộn. “Nhất là với sản xuất nông nghiệp lớn như nuôi cá tra, tôm sú... thì việc bảo hiểm là tối cần thiết để giảm thiểu những thiệt hại bất thường” – ông Dũng nói. Tuy nhiên, ông Dũng cũng băn khoăn việc triển khai trong thực tế cũng sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp.
 
                                                                                 Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục