Sau thời điểm ngày 1-10, thị trường gas sẽ được quản lý chặt hơn?

Sau thời điểm ngày 1-10, thị trường gas sẽ được quản lý chặt hơn?

Bắt đầu từ ngày 1-10, Nghị định 107/2009/NĐ-CP về kinh doanh khí hóa lỏng sẽ chính thức đi vào đời sống. Việc các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp (DN) kinh doanh gas sẽ giúp lập lại trật tự trong lĩnh vực này.

 

Thực trạng đáng lo ngại

Từ khi có Luật Doanh nghiệp (năm 2005), các công ty kinh doanh gas ra đời và phát triển nhanh chóng đã góp phần làm cho giá thành mặt hàng thiết yếu này hạ nhiệt. Tuy nhiên, đây là ngành kinh doanh có điều kiện nên nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ, thiếu hành lang pháp lý của nhà nước thì thị trường trên trở nên hỗn loạn, khó kiểm soát.

Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và gian lận thương mại trên thị trường gas thời gian qua đang có dấu hiệu gia tăng. Việc tổ chức sang chiết gas tại các trạm chiết nạp trái phép ngày càng phổ biến. Việc thu gom chiếm dụng vỏ bình gas của các công ty, thương hiệu có uy tín để hoán đổi thành các thương hiệu khác với quy mô lớn để chiết nạp gas trái phép bán kiếm lợi đã và đang xảy ra ở nhiều nơi.

Theo ước tính của ngành chức năng, thị trường gas giả và gian lận thương mại hiện nay chiếm khoảng 30%, làm thất thu cho ngân sách nhà nước trên 80 tỷ đồng. Điều nghiêm trọng hơn, không chỉ gây thất thoát cho ngân sách nhà nước, tình trạng gian lận thương mại trên thị trường gas còn gây ra nhiều hậu quả khôn lường khác, đó là nguy cơ mất an toàn cho người tiêu dùng, vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật…

Trước thực trạng trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định 107/2009/NĐ-CP về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng. Trong đó, chú trọng việc xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, chế biến và phân phối khí dầu mỏ hỏa lỏng. Nghị định 107 ra đời với hy vọng sẽ tạo diện mạo mới cho thị trường gas. Đồng thời giải quyết những bất cập, đáp ứng được nguyện vọng của người tiêu dùng và góp phần quyết định vào sự tồn tại của DN kinh doanh gas.

Siết chặt quản lý

Theo Hiệp hội Gas Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 80 công ty kinh doanh gas. Có hơn 20 nhà máy sản xuất vỏ bình gas và sản lượng gas tiêu thụ trên toàn quốc năm 2010 dự kiến sẽ vào khoảng 1,2 triệu tấn/năm.

Nghị định 107 chính thức có hiệu lực từ ngày 15-1-2010. Tuy nhiên, cho đến nay việc thực hiện vẫn ở giai đoạn đầu do nghị định có thời gian chuyển tiếp tới ngày 30-9-2010. Sau thời điểm này, nếu các DN vẫn không đủ điều kiện tối thiểu thì DN đó buộc phải tìm cách khác như cho thuê, sáp nhập… hoặc ra khỏi thị trường. Để thực hiện nghiêm túc công tác này, Nghị định 107 quy định rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị có cơ sở kinh doanh LPG thực hiện nghiêm túc nếu vi phạm sẽ bị phạt, thậm chí có thể bị xử lý hình sự.

Những thay đổi trong Nghị định 107 đã tạo nên bước ngoặt nhằm siết chặt thị trường gas. Trước đây, việc cấp phép kinh doanh gas còn nhiều bất cập, dẫn đến nhiều sai phạm trong quản lý. Muốn siết chặt thị trường kinh doanh gas, phải siết từ trên xuống, có quy trình và tiêu chuẩn cụ thể. Đầu tiên, DN kinh doanh gas phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký xuất khẩu, nhập khẩu LPG. Có giấy phép kinh doanh chỉ là bước khởi động, để kinh doanh được thì DN phải đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh và tăng trưởng bền vững.

Mỗi DN phải có cầu cảng thuộc hệ thống cảng biển Việt Nam, có thể thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn và được xây dựng theo quy hoạch đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật hiện hành. Nếu là hệ thống cầu cảng thuê thì bắt buộc phải có hợp đồng thuê cầu cảng tối thiểu một năm để tiếp nhận tàu chở LPG. Đồng thời, DN phải có kho tiếp nhận LPG nhập khẩu với tổng dung tích các bồn chứa tối thiểu 3.000m³. Đây được xem là điều kiện quan trọng để xem xét việc tồn tại của DN kinh doanh gas.

Bên cạnh những điều kiện trên, Nghị định 107 còn có thêm một số điều kiện như: lượng hàng dự trữ của DN đầu mối đạt mức tối thiểu 300.000 bình LPG các loại (trừ bình LPG mini); các bình LPG này phải phù hợp với nhãn hàng hóa và thương hiệu đã được đăng ký theo quy định của pháp luật tại cơ quan chức năng có thẩm quyền, không gây xáo trộn trên thị trường khi lượng cung và cầu tăng đột biến.

Không chỉ vậy, DN phải có trạm nạp LPG vào bình đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện theo quy định. Xây dựng hệ thống phân phối LPG, bao gồm: DN thành viên, chi nhánh DN, cửa hàng hoặc trạm nạp LPG vào ô tô hoặc trạm cấp kinh doanh. Những DN đáp ứng đủ điều kiện cho phép mới được tiếp tục kinh doanh, còn những DN không đủ điều kiện phải thu hẹp quy mô, sắp xếp lại.

 

                                                                                         Theo SGGP

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục