Hàng xuất khẩu qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất.

Hàng xuất khẩu qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất.

Cần giữ thị trường tiền tệ ổn định lâu dài, quản lý ngoại tệ chặt chẽ và nghiêm ngặt. Với mục tiêu kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước VN đã 2 lần điều chỉnh tăng tỉ giá USD trên thị trường liên ngân hàng. Mặc dù tỉ giá đã tăng khá mạnh nhưng bài “thuốc” đó vẫn tỏ ra chưa hiệu nghiệm, bởi kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng chậm và nhập siêu vẫn rất cao.

 
Hai năm chỉ tăng được 5%
 
Trong 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt xấp xỉ 51 tỉ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng nếu so với cùng kỳ của năm 2008 (tức 2 năm trước) thì chỉ tăng được 5%. Đặc biệt trong tháng 9 này, kim ngạch xuất khẩu đang có chiều hướng giảm mạnh. Trong khi đó, vì tỉ giá USD tăng nên góp phần đẩy chỉ số lạm phát lên cao, gây ra nhiều khó khăn cho đời sống đại bộ phận người dân và doanh nghiệp.
 
Với khoản nợ nước ngoài 28 tỉ USD (số liệu đến cuối năm 2009), vì tỉ giá tăng nên khi quy ra tiền VNĐ thì vốn nợ gốc tăng dần. Tạm tính, cuối năm ngoái do tỉ giá còn thấp (18.480 đồng/USD) nên số nợ ngoại tệ đó tương đương với 517.440 tỉ đồng, nhưng đến nay do tỉ giá lên đến 19.500 đồng nên giá trị món nợ lên đến 546.000 tỉ đồng, tức nhiều hơn  28.560 tỉ đồng (bằng 1,47 tỉ USD). Số tiền tăng thêm do trượt giá tương đương giá trị 3 triệu tấn gạo của VN xuất khẩu.
 
Nền kinh tế VN hiện đang nhập siêu khá lớn, ở mức 8,6 tỉ USD trong 9 tháng đầu năm nay. Khi tỉ giá USD tăng thì góp phần đẩy giá hầu hết các mặt hàng trên thị trường lên theo, làm cho chi phí đầu vào sản xuất của doanh nghiệp cũng tăng lên nên sản phẩm xuất khẩu càng khó cạnh tranh.
 
Do hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô hoặc gia công, hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng ít nên mang về kim ngạch thấp, không đủ bù đắp cho giá trị nhập khẩu.
 
Nhiều nước nội tệ tăng giá, xuất khẩu vẫn mạnh
 
Theo lý thuyết sách vở, để kích thích xuất khẩu chính phủ các nước thường điều hành tiền tệ theo hướng ngày càng giảm giá đồng nội tệ, qua đó doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng lợi thêm nhờ tỉ giá ngoại tệ tăng.
 
Tuy nhiên, thực tế điều đó chưa hẳn đúng. Trong 10 năm qua, đồng tiền Thái Lan đã tăng giá 33% (từ 45 THB = 1 USD nay lên 30 THB = 1 USD), nền chính trị lại thường bất ổn, thế nhưng kim ngạch xuất khẩu của nước này vẫn tăng mạnh.
 
Dự kiến năm nay Thái Lan sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 183 tỉ USD, tăng 20% so với năm trước. Còn Hàn Quốc, từ tháng 3 năm ngoái đến nay, đồng KRW đã tăng giá 26% (từ 1.553 KRW = 1 USD lên mức 1.146 KRW = 1 USD) nhưng năm nay dự kiến đất nước này vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu 445 tỉ USD, tăng 22% so với năm trước.
 
Còn Trung Quốc, trong hơn 5 năm qua, đồng CNY cũng tăng giá khoảng 20%, nhưng nước này cũng vươn lên trở thành một trong những nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới.
 
Phải chăng chính nhờ giá trị đồng nội tệ tăng, người dân yên tâm sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, mà không màng đến cất trữ, đầu cơ ngoại tệ nên nhà nước mua được nhiều ngoại tệ để dự trữ, vì vậy Trung Quốc hiện có mức dự trữ ngoại tệ lên đến 2.500 tỉ USD, còn Hàn Quốc là 285 tỉ USD, đạt mức cao nhất từ trước tới nay? 
 
Qua dẫn chứng đó cho thấy, sức mạnh xuất khẩu của một quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào trình độ và quy mô sản xuất hàng hóa của cộng đồng doanh nghiệp nước đó, chứ không nhất thiết “điều chỉnh” giảm giá đồng nội tệ.
 
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, Chính phủ VN nên cố gắng giữ thị trường tiền tệ ổn định lâu dài, quản lý ngoại tệ chặt chẽ và nghiêm ngặt (trên đất nước VN chỉ được thanh toán một loại tiền đó là VNĐ). Khi người dân thấy giữ ngoại tệ không sinh lợi thì đem bán hết cho ngân hàng và Nhà nước sẽ mua được nhiều để đưa vào dự trữ quốc gia. Qua đó giúp cộng đồng doanh nghiệp yên tâm sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu.
 
                                                                                   Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục