HTX dịch vụ nông nghiệp Đồng Tâm 1, xã Đồng Tâm (huyện Lạc Thuỷ) thực hiện mô hình tín dụng nhỏ tạo điều kiện cho xã viên có vốn phát triển sản xuất.

HTX dịch vụ nông nghiệp Đồng Tâm 1, xã Đồng Tâm (huyện Lạc Thuỷ) thực hiện mô hình tín dụng nhỏ tạo điều kiện cho xã viên có vốn phát triển sản xuất.

(HBĐT) - Trong thời gian qua, hầu hết các HTX nông nghiệp đã tổ chức thực hiện quy hoạch, phân vùng, bố trí và hướng dẫn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Nhiều HTX thực hiện khá tốt vai trò khuyến nông, dịch vụ thủy lợi, bảo vệ thực vật.

 

Nhìn chung, các HTX nông nghiệp đã có vai trò tích cực trong chuyển dịch cơ cấu SXNN, đưa giá trị sản xuất bình quân từ 22 triệu đồng lên 37 triệu đồng /ha/năm và một số nơi thực hiện mô hình cánh đồng thu nhập cao đạt trên 50 triệu đồng /ha/năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của các cơ quan theo dõi hoạt động của các HTX trong tỉnh, việc triển khai những chính sách hỗ trợ cho loại hình kinh tế này hầu hết vẫn đang gặp nhiều khó khăn, nhất là chính sách về vốn. Hiện có nhiều chủ trương, chính sách đề ra, nhưng đến nay vẫn chưa được hướng dẫn thi hành đã làm hạn chế sự phát triển của kinh tế HTX. Hiện chỉ có 15% số HTX có nhu cầu được vay vốn tín dụng để làm dịch vụ, SX-KD, trong đó, khó khăn nhất là các HTX dịch vụ nông -lâm nghiệp và điện năng.

 

Theo ông Nguyễn Văn Sỹ, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, nguyên nhân các HTX không thể vay vốn ngân hàng do các quy định, thủ tục còn phức tạp như: yêu cầu tài sản thế chấp trong khi nhiều HTX chưa có trụ sở làm việc hay vay vốn để triển khai dự án kinh doanh chưa đạt yêu cầu với quy mô nhất định... Các quy định này đã gây khó khăn cho khá nhiều HTX, thậm chí có những người lãnh đạo HTX phải thế chấp tài sản của gia đình mình để vay vốn cho HTX hoạt động. Cũng theo đánh giá trên, hiện nay, cả tỉnh mới chỉ có trên 10% HTX được cấp quyền sử dụng đất, trong đó, khoảng 4% được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất. Trong khi đó, vốn góp của xã viên được phân bổ từ vốn, quỹ HTX cũ chuyển sang mang tính hình thức, không khuyến khích được xã viên góp thêm vốn. Với các HTX nông nghiệp, vốn góp cao nhất của xã viên là 50.000 đồng. Do đó, các NHTM rất khó thực hiện được cơ chế bảo đảm tiền vay để tiến hành cho vay. Hiện nay vẫn còn tới 70% HTX nông nghiệp hoạt động ở mức trung bình, hầu như không có vốn góp, không có đăng ký kinh doanh và thực chất không có hoạt động quản lý, điều hành HTX và 10% HTX yếu, kém.

 

Mặt khác, những yếu kém về trình độ nhận thức của cả đội ngũ lãnh đạo HTX và xã viên cũng là rào cản không nhỏ đối với thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hợp tác nói chung và quan hệ tín dụng ngân hàng nói riêng. Theo tiêu chí phân loại khách hàng để áp dụng cơ chế tín dụng trong sổ tay tín dụng của các NHTM Nhà nước, trình độ quản lý, văn hóa... của người vay là một trong những tiêu chí quan trọng nên rất khó cho vay được. Đối với đội ngũ làm công tác quản lý HTX ở tỉnh ta mới chỉ có trên 30% số chủ nhiệm HTX được đào tạo, bồi dưỡng nên chưa đáp ứng được yêu cầu trong nền kinh tế thị trường, chưa tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ cũng như thu hút xã viên, người lao động vào HTX. Vì vậy, nhiều HTX chưa tạo được sự tin tưởng của các NHTM trong hoạt động cho vay vốn.

 

Cũng theo ông Nguyễn Văn Sỹ, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, để thúc đẩy phát triển HTX nông nghiệp, trong thời gian tới, cần tìm giải pháp để nâng cao năng lực hoạt động của HTX; khuyến khích HTX phát triển các dịch vụ phục vụ đa dạng trong nông - lâm - ngư nghiệp; tiếp tục xây dựng HTX mới theo mô hình kinh doanh đa ngành; đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng của HTX. Những vướng mắc trong cơ chế vay vốn, giao đất sản xuất cho HTX cần được nhanh chóng tháo gỡ với sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương để các HTX có thể vay vốn thuận lợi từ Quỹ hỗ trợ HTX cũng như Quỹ hỗ trợ phát triển.

 

                                                                                           Đinh Thắng

 

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục