Nhờ cây mía tím, gia đình chị Bùi Thị Lan ở xóm Don, xã Mỹ Hòa đã từng bước thoát nghèo.

Nhờ cây mía tím, gia đình chị Bùi Thị Lan ở xóm Don, xã Mỹ Hòa đã từng bước thoát nghèo.

(HBĐT) - Là xã vùng 2, có điều kiện thuận lợi về giao thông nhưng trong những năm trước đây, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) vẫn là nơi còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển KT, đời sống người dân còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Dềnh, xác định rõ những điều kiện thuận lợi, khó khăn đó, cấp ủy, chính quyền xã Mỹ Hòa đã chủ động kiện toàn, củng cố chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo từ xã đến thôn, xóm. Đồng thời phát huy sức mạnh đoàn kết trong nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, từng bước nâng cao đời sống người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.

 

                                                                   

Cây trồng chủ lực đã khẳng định vị thế và trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển KT của Mỹ Hòa đó là cây mía tím. Cây mía tím đã bám trụ trên đất Mỹ Hòa đến nay đã hơn 15 năm. Khi cây mía chưa mang tính chất hàng hóa, đời sống người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn do phụ thuộc chủ yếu vào cây lúa và một số loại cây màu trồng theo lối quảng canh. Nhưng trong một vài năm lại đây, cây mía tím đã trở thành nguồn thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống người dân. ông Bùi Văn Thường ở xóm Don cho biết: Nếu đem so sánh giữa thâm canh lúa và một số loại cây khác như ngô, sắn với cây mía thì giá trị kinh tế do cây mía đem lại cao hơn gấp nhiều lần. Làm ruộng, năng suất cao nhất cũng chỉ đạt đến 60 - 65 tạ/ha, trong khi đó, 1ha mía trồng được khoảng 5 vạn cây. Tính theo giá thị trường cũng đạt  xấp xỉ 300 triệu đồng. Trừ chi phí, mỗi năm cũng lãi gần trăm triệu đồng. Trên đất Mỹ Hòa, không có loại cây    trồng nào có thể so được với cây  mía tím, mía được đưa xuống trồng ở chân ruộng 1 vụ, đưa lên trồng trên đồi.

  

Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa Bùi Văn Dềnh khẳng định: Thu nhập bình quân đầu người ở Mỹ Hòa đạt 7,3 triệu đồng/người/ năm thì phần lớn nguồn thu trong đó là từ mía. Cũng từ cây mía, đã có nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo, làm giàu như gia đình các ông: Bùi Văn Thường, Đinh Văn Thâm ở xóm Don, Bùi Văn Hưng, Bùi Văn Tình ở xóm Trù Bụa. Đặc biệt, cây mía cũng đã góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo ở Mỹ Hòa. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của Mỹ Hòa từ hơn 30% (năm 2008) đã giảm xuống còn 21,3%.

 

 

                                                                      Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục