Vải được mùa, được giá và niềm vui của người dân Lục Ngạn.

Vải được mùa, được giá và niềm vui của người dân Lục Ngạn.

(HBĐT) - Chúng tôi đến Bắc Giang đúng vào dịp mùa vải thiều ở Lục Ngạn chín rộ. Mùa vải chín, Lục Ngạn đã để lại cho chúng tôi những ấn tượng khó quên. Dù đứng ở bất cứ đâu trên đất Lục Ngạn phóng tầm mắt ra xa là gặp những chùm vải lúc lỉu chín đỏ... Mùa vải chín là thời điểm người dân Lục Ngạn hết sức tất bật. Vụ vải năm nay vừa được mùa, được giá nên ai cũng rạng ngời niềm vui.

 

Vải thiều là đặc sản nổi tiếng của Lục Ngạn, khi chín có màu đỏ tươi, hạt nhỏ, cùi dày nhiều nước, rất ngọt và giàu chất dinh dưỡng. Ăn một quả vải thiều vị ngọt sắc, mùi thơm đặc trưng và cứ muốn ăn mãi. Những quả vải tươi ngon được khắp nơi trong và ngoài nước rất ưa chuộng đã đem lại giá trị kinh tế rất cao, giúp cho đời sống của người dân Lục Ngạn ngày càng thêm sung túc.

 Những ngày này, dọc theo quốc lộ 31, hầu hết những ngôi nhà ven đường được huy động làm điểm thu mua vải thiều. Những đoàn xe công-ten-nơ và xe tải các loại từ miền Nam ra và từ một số tỉnh biên giới phía Bắc nằm theo dãy dài chờ “ăn hàng”. Dù chính quyền địa phương đã huy động thêm người tham gia bảo vệ ANTT, hướng dẫn đỗ xe, phân công lực lượng công an trực 24/24 h...nhưng giao thông ở đây không thể tránh khỏi ùn tắc bởi lưu lượng phương tiên tham gia giao thông luôn quá tải, người mua, người bán lúc nào cũng tấp nập, nhộn nhịp

Cây vải thiều bắt đầu được trồng ở Lục Ngạn từ những năm 60 của thế kỷ trước nhưng đến đầu những năm 1990, việc trồng vải mới thực sự phát triển mạnh. Năm 2004, diện tích trồng vải thiều của huyện có gần 13 ngàn ha, năm 2006 đã lên tới 19.125 ha /39 nghìn ha. Sản lượng vải thiều hàng năm của Lục Ngạn đạt trên 120.000 tấn. Vải thiều đã thực sự là cây thế mạnh, chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập GDP toàn huyện, có quy mô phát triển thành loại cây hàng hóa thực sự. Sản phẩm vải thiều Lục Ngạn chiếm tới 30 - 40% tổng sản lượng vải tươi tiêu thụ ở thị trường trong nước và trên 50% sản lượng vải khô xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Không chỉ thế, vài năm gần đây, các nhà kinh doanh còn dùng vải chế biến thành rất nhiều sản phẩm khác như: vải tươi đóng hộp, nước vải…để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng..

Sau nhiều năm tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Ngạn đã có kinh nghiệm triển khai hỗ trợ tiêu thụ vải thiều tại thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt, một điều đáng học hỏi để áp dụng vào những sản phẩm “đặc sản” ở tỉnh ta như mía tím, Cam Cao phong…là năm 2004, UBND tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt đề án: "Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005-2010". Trong đó, chú trọng đến sản phẩm vải thiều. Sở KH-CN đã hỗ trợ Hội Làm vườn huyện Lục Ngạn xây dựng nhãn hiệu tập thể: "Vải thiều Lục Ngạn" và đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Bằng sự nỗ lực của cơ quan chủ trì và sự giúp đỡ, phối hợp của các cơ quan liên quan, ngày 25/6/2008, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00015 cho vải thiều Lục Ngạn. Khu vực địa lý bao gồm 20 xã, thị trấn thuộc huyện Lục Ngạn (thị trấn Chũ, các xã Đồng Cốc, Biên Sơn, Biển Động, Giáp Sơn, Hồng Giang, Kiên Lao, Kiên Thành, Mỹ An, Nam Dương, Nghĩa Hồ, Phì Điền, Phượng Sơn, Quý Sơn, Tân Hoa, Tân Lập, Tân Mộc, Tân Quang, Thanh Hải, Trù Lựu ). Việc xác lập quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn có ý nghĩa rất lớn, khẳng định được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, chỉ rõ tính chất và chất lượng đặc thù của quả vải thiểu trồng ở Lục Ngạn khác với các loại vải thiều trồng ở các địa phương khác. Mặt khác, đây cũng là cơ hội đẩy mạnh sự phát triển các ngành kinh tế khác như công nghiệp chế biến, du lịch sinh thái miệt vườn. Chỉ dẫn địa lý là căn cứ pháp lý quan trọng và lâu dài, góp phần làm tăng giá trị tích lũy và phát triển thương hiệu cho vải thiều Lục Ngạn.

                                                                              Đức Phượng

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục