Nhấn mạnh khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, trong các chiến lược, kế hoạch khai thác khoáng sản cần khẳng định rõ quan điểm nhất quán là trong khai thác khoáng sản phải tính đến hiệu quả cao nhất, theo đó phải hướng vào chế biến sâu, dứt khoát không xuất khẩu thô.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có khẳng định trên trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 diễn ra từ ngày 3-5/11.

Trong phiên họp này, Chính phủ đã nghe Báo cáo, thảo luận về việc quản lý hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản; dự thảo Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Đi liền với những yêu cầu trên, Thủ tướng cũng nhấn mạnh phải tính đến hiệu quả xã hội, tính đến tác động môi trường về trước mắt và lâu dài… cân nhắc, tính toán kỹ xem mỗi dự án khai thác khoáng sản nhà nước được gì, người dân được gì.

Với tinh thần đó, trong Chiến lược và Chương trình hành động cần hết sức lưu ý tới các nội dung liên quan đến xây dựng quy hoạch; điều tra cơ bản về trữ lượng khoáng sản; rà soát bổ sung quy hoạch trong thăm dò, khai thác, chế biến; vấn đề phân cấp trong cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, quy trình cấp phép…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành chức năng tiến hành kiểm tra, rà soát lại các dự án khai thác khoáng sản đã cấp phép, hoặc đang khai thác, dự án nào không đảm bảo các yêu cầu đặt ra, gây bức xúc cho người dân, không đúng quy hoạch… phải dừng lại ngay. Đối với các dự án cấp phép mới phải thực hiện theo quy trình xét duyệt hết sức chặt chẽ, phải nằm trong quy hoạch, phải có dự án khả thi... Xem xét việc rà soát lại thuế xuất khẩu tài nguyên cho phù hợp, kiểm soát tối việc xuất khẩu khoáng sản.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các bộ, ngành chức năng tiếp tục nghiên cứu ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành các văn bản pháp lý để thực hiện tốt Luật Khoáng sản.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho ý kiến chỉ đạo cụ thể đối với hoạt động khai thác một số khoáng sản như than, sắt, titan, chì, kẽm, mangan, đồng, vàng, đất hiếm… trong đó có việc chỉ đạo việc không xuất khẩu hoặc ngừng xuất khẩu đối với một số khoáng sản cụ thể.

Thảo luận tại phiên họp trên, khẳng định cơ bản nhất trí với các nội dung trong Báo cáo và 02 dự thảo nêu trên, các thành viên Chính phủ đã đưa ra những đánh giá khá toàn diện về thực trạng cấp phép khai thác khoáng sản thời gian qua.

Theo nhận định của các thành viên Chính phủ, việc cấp phép hoạt động khoáng sản đã góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về khoáng sản. Việc cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản về cơ bản đã được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật, tuân thủ quy hoạch khoáng sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương.

Công tác cấp phép khoáng sản thời gian qua đã đưa nhiều mỏ khai khoáng sản xuất quy mô công nghiệp vào khai thác, kịp thời đáp ứng nguyên liệu cho phát triển một số ngành công nghiệp; việc cấp phép khai thác khoáng sản của các tỉnh đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về khoáng sản làm vật liệu xây dựng cho phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, khu vực cũng như của đất nước…

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, các thành viên Chính phủ cũng cho rằng, tình trạng giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về khoáng sản còn không ít; còn có việc cấp giấy phép chưa có kết quả thăm dò; hồ sơ giấy phép khai thác khoáng sản chưa đúng quy định…

Mặt khác, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, nhất là đối với khoáng sản quý hiếm, khoáng sản kim loại, cát sỏi lòng sông còn diễn ra ở một số địa phương, dẫn đến mất an toàn lao động, an ninh trật tự và ảnh hưởng đến môi trường; công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản sau cấp giấy phép, xử lý vi phạm pháp luật chưa được tiến hành thường xuyên, kịp thời và kiên quyết dẫn đến hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước chưa cao…

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị, cần có quy hoạch cụ thể hơn về khai thác khoáng sản, tránh tình trạng quy hoạch chung chung; làm rõ hơn trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản của của các cơ quan nhà nước cũng như việc phân cấp rõ ràng trong quản lý, cấp phép khai thác khoáng sản; có các đánh giá sâu, xem xét lại vấn đề về quản lý quy hoạch khoáng sản.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng, việc quyết định cấp phép đối với một dự án khai thác khoáng sản phải tính đến hiệu quả tổng thể kinh tế-xã hội, không nhất thiết cứ có khoáng sản là phải khai thác, hết sức tránh tình trạng lợi bất cập hại.

Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, trước khi cấp phép một dự án khai thác khoáng sản cần cần tính toán tất cả các tác động của dự án đối với kinh tế-xã hội, trong đó trong đó có tác động môi trường, tới hệ thống cơ sở hạ tầng nhất là hạ tầng về giao thông, vấn đề tệ nạn xã hội phát sinh… Hạn chế tối đa việc xuất khẩu khoáng sản chưa được chế biến sâu; nên nghiêm cấm việc tận thu khoáng sản bởi trên thực tế, rất nhiều dự án tận thu khoáng sản đã phá vỡ hệ thống cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, đời sống cư dân../.

 

                                                                             Theo TXXVN

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục