Ba ba sinh trưởng, phát triển tốt là niềm vui khôn tả với ông Vinh.

Ba ba sinh trưởng, phát triển tốt là niềm vui khôn tả với ông Vinh.

(HBĐT) - Ông Bùi Xuân Vinh, 55 tuổi ở xóm Tân Phong, xã Mãn Đức (Tân Lạc) là người đầu tiên ở huyện Tân Lạc dám mạnh dạn phát triển mô hình con giống mới và đặc biệt thành công ở mô hình nuôi ba ba. Từ một hộ gia đình khó khăn, đến nay, gia đình ông đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

 

Năm 2005, gia đình ông Vinh thuộc diện nghèo của xã. Trăn trở với bài toán thoát nghèo, ông mạnh dạn vay vốn Nhà nước, bước đầu nuôi được hai con bò rồi từ đó ông phát triển dần mô hình nuôi bò. Đến năm 2009-2010, đàn bò của gia đình ông lên đến 10 con. Song do nhân lực không có, các con đứa đi học, đứa làm xa nhà nên mọi việc đều do ông và vợ cáng đáng. Sau đó, ông bán hết số bò, dồn tiền, mạnh dạn chuyển sang nuôi ba ba. Theo ông, chăm sóc ba ba nhàn hơn mà hiệu quả kinh tế cao.

 

Dám nghĩ, dám làm, ông xin giấy giới thiệu của Trạm KN-KL huyện rồi lặn lội xuống Ninh Bình, Nam Định học hỏi kinh nghiệm. ông Vinh bắt đầu xây bể nuôi ba ba, lấy nguồn nước chính là nước giếng.

 

Tháng 5/2010, ông xuống mãi Nam Định mua con giống về bể thả, sẵn có kinh nghiệm đã học hỏi, ba ba lại thích nghi tốt với thổ nhưỡng và môi trường khí hậu nên sinh trưởng tốt. ông Vinh chia sẻ: Nhìn ba ba con nào con nấy to khỏe, lớn lên trông thấy, vợ chồng tôi mừng lắm. Cũng chính bởi vậy, ông Vinh quyết định xây thêm bể, nhân rộng mô hình. ông Vinh cho biết: Thức ăn chính của ba ba là các loại cá, ốc, hến. Nuôi ba ba không khó, từ 18 - 24 tháng đã có thể xuất bán. Tháng 11/2011 vừa qua, ông xuất gần 40 kg ba ba đầu tiên cho thu về xấp xỉ 20 triệu đồng, khách từ Mộc Châu (Sơn La) xuống tận nhà để thu mua, không phải mang bán.

 

Định kỳ cứ 2 ngày, ông Vinh tháo đi 20 cm nước, sau đó lại bổ sung 20 cm nước mới vào bể, ba ba lớn đến đâu dâng nước phù hợp tới đó. Hiện, ông chia ba ba từng loại: nhỏ, trung bình, lớn vào từng bể để thuận tiện chăm sóc. 25 cặp ba ba bố mẹ sắp đến độ sinh đẻ, hiện ông đang tiếp tục xây bể để ươm ba ba giống. Mô hình nuôi ba ba của ông Vinh phát triển và được nhiều người biết đến. ông cũng chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều người, tiêu biểu là ông Quách Văn ẳm, xóm Bui, xã Mãn Đức cùng phát triển mô hình, nâng cao hiệu quả kinh tế.

 

Ngoài phát triển mô hình nuôi ba ba, ông Vinh tận dụng nước rửa cá cho ba ba, dùng vào nấu cám chăn nuôi lợn nái. Bốn con lợn nái mỗi năm đẻ hai lứa, 10 gốc hồng xiêm mỗi năm cho thu khoảng 2 tạ quả, ông còn kết hợp trồng sắn, lạc, mía... Tổng thu của gia đình ông đạt 100 triệu đồng/năm. Từ một hộ gia đình khó khăn, đến nay, gia đình ông Vinh đã trở thành một điển hình làm kinh tế giỏi ở huyện Tân Lạc.

 

                                                 

                                           Vũ Thị Huyền Trang

     (Lớp Báo chí 6A trường CĐ PT-TH I, Minh Khai - Phủ Lý - Hà Nam)

 

Các tin khác


Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Giá vàng sáng 29/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 29/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục