Bình quân mỗi năm, trang trại nhà anh Nguyễn Văn Toàn, xã Trường Sơn (Lương Sơn) xuất được 20 tấn lợn hơi.

Bình quân mỗi năm, trang trại nhà anh Nguyễn Văn Toàn, xã Trường Sơn (Lương Sơn) xuất được 20 tấn lợn hơi.

(HBĐT) - Thời gian qua, ngành chăn nuôi rơi vào cảnh khốn khó nhiều bề, không ít hộ chăn nuôi đang dần kiệt sức, thậm chí phá sản. Nguyên nhân chính do giá thức ăn chăn nuôi liên tục leo thang từ cuối năm 2009 tới nay, phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, dịch bệnh diễn biến phức tạp...

 

Chúng tôi đến trang trại chăn nuôi lợn của anh Nguyễn Văn Toàn ở xã Trường Sơn (Lương Sơn). Hiện trong chuồng nhà anh đang nuôi 9 con lợn  nái và 100 con lợn thịt. Anh tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ nên đàn lợn phát triển tốt. Anh Toàn cho biết: Một năm, gia đình xuất từ 2-3 lứa lợn, khoảng 20 tấn lợn hơi với giá thị trường 50.000 đồng/kg lợn hơi như hiện nay cho thu nhập khoảng 1 tỉ đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 100 triệu đồng. Do giá thức ăn thất thường nên gia đình thường mua  dự trữ thức ăn chăn nuôi. Tùy theo sự phát triển của đàn lợn mà anh cho ăn các loại cám phù hợp. Với loại vừa tách mẹ, trong tháng đầu, anh cho ăn loại cám CP 550 có giá 500.000 đồng/bao 25 kg, từ tháng thứ 2 cho ăn loại cám CP551, đến 20 kg cho ăn loại cám CP552, đến 40 kg cho ăn loại cám CP 553 cho đến lúc xuất chuồng. Trong thời gian từ 5-6 tháng, đàn lợn có trọng lượng 1 tạ/con. Anh Toàn cho rằng, với giá thức ăn như hiện nay, nếu chăn nuôi quy mô lớn mới có lãi, chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ người chăn nuôi sẽ bị thua lỗ nặng.

 

Qua khảo sát thị trường, được biết, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao thời gian qua do nguồn nguyên liệu tăng. Các nhà máy không được tăng giá bán quá mức mà phải có mức hợp lý để đồng hành cùng người chăn nuôi, nếu không DN cũng sẽ lao đao. Vấn đề mấu chốt là phải quy hoạch vùng nguyên liệu hợp lý. ở tỉnh ta đang tồn tại những nghịch lý trong quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Theo thống kê của ngành NN&PTNT hiện trên địa bàn tỉnh có 3 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi và khoảng 150 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Mỗi năm, toàn tỉnh trồng khoảng 36.500 ha ngô, năng suất đạt 43 tạ/ha, sản lượng đạt trên 158.000 tấn, diện tích sắn khoảng 12.000 ha, năng suất 113 tạ/ha, sản lượng đạt trên 135.000 tấn, đậu tương trồng 1.500 ha, năng suất 1,5 tấn/ha, sản lượng đạt trên 2.000 tấn/năm. Với sản lượng đó chỉ đủ làm đậu phụ và nước uống giải khát, chưa giải quyết được vấn đề tạo nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi. Qua tìm hiểu ở Công ty TNHH Tuấn Minh, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi thì để cấu thành 1 kg thức ăn chăn nuôi phải cần khoảng 20 loại nguyên liệu, trong đó, tỉ trọng ngô chiếm gần 50%, đậu tương gần 20%, sắn trên 10% còn lại là các loại nguyên liệu khác. Tỉnh ta có nhiều sắn nhưng sắn dùng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chỉ chiếm trên 10% vì độ đạm ít, còn lại chủ yếu để phục vụ các nhà máy sản xuất bột ngọt và xuất khẩu sắn lát sang Trung Quốc. Một số nguyên liệu phải nhập ngoại, nhất là đậu tương phải nhập 100% khô dầu đậu tương của nước ngoài hay bột cá. Như vậy, với giá nguyên liệu, chi phí sản xuất cho 1 kg thức ăn đã mất từ 8-13.000 đồng, trong khi giá bán thức ăn gia cầm dao động từ 9-11.000 đồng/kg, giá thức ăn gia súc từ 9-15.000 đồng/kg tùy vào giai đoạn phát triển của vật nuôi, tức là mỗi kg thức ăn chỉ lãi từ 1-2.000 đồng. Như vậy phải sản xuất nhiều mới có lãi. Mỗi năm, Công ty sản xuất khoảng 15.000 tấn thức ăn chăn nuôi các loại theo đơn đặt hàng của các cơ sở sản xuất và các địa phương.

 

Qua trao đổi với lãnh đạo ngành NN&PTNT, nhiều ý kiến cho rằng, để các cơ sở chăn nuôi tồn tại và phát triển ổn định ngoài việc điều tiết giá thành thức ăn chăn nuôi làm sao cho hợp lý, vấn đề cốt lõi với ngành chăn nuôi lúc này là quỹ đất, vốn nên dành quỹ đất cho chăn nuôi tập trung. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất chăn nuôi công nghệ cao cần được vay quỹ ngân hàng phát triển hoặc Nhà nước hỗ trợ một phần lãi suất vay tín dụng. Hình thành quỹ bảo hiểm chăn nuôi, người chăn nuôi phải được tiếp cận với nguồn vốn nhiều hơn nữa. Chăn nuôi là ngành có rủi ro cao nên mọi cơ chế chính sách hỗ trợ cho ngành chăn nuôi phải được thực hiện trực tiếp tới người chăn nuôi vì một cơ sở chăn nuôi tập trung có thể đạt quy mô bằng cả xã chăn nuôi nhỏ lẻ. Không ít trang trại chỉ có 1 ha đất chuồng trại nhưng nuôi 200.000 con lợn nái và hàng ngàn con lợn thịt, cung ứng cho thị trường trên 200.000 tấn lợn hơi, giá trị thu nhập đạt trên 6 tỷ đồng, không thua kém gì các cơ sở SX-KD khác.

 

Do đó, tỉnh cần có quy hoạch vùng nguyên liệu, định hướng thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thậm chí có thể đưa vào hạng mục ưu tiên đầu tư, bảo đảm một hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ để phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi.

 

 

                                                                           Đinh Thắng

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục