Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 21/2012/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chính nhánh ngân hàng nước ngoài.

 

Theo Ngân hàng Nhà nước, Thông tư này quy định về hoạt động liên ngân hàng, tạo khung pháp lý mới, khắc phục những vấn đề còn bất cập hiện nay.

Thông tư 21 nêu rõ, lãi suất cho vay, mua, bán giấy tờ có giá sẽ do các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự thỏa thuận. Tuy nhiên, trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước sẽ quy định lãi suất cho vay liên ngân hàng để các tổ chức thực hiện.

Các giao dịch cho vay, đi vay và mua, bán có kỳ hạn phải được lập thành hợp đồng. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro với hoạt động cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá theo quy định hiện hành.

Hoạt động chỉ được thực hiện thông qua trụ sở chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và được dùng để bù đắp thiếu hụt tạm thời dự trữ bắt buộc, khả năng chi trả và cân đối vốn trong ngắn hạn. Thời gian giao dịch theo quy định là dưới 1 năm.

Đáng chú ý, Thông tư 21 cũng quy định, các tổ chức tín dụng muốn được giao dịch liên ngân hàng phải không có các khoản nợ quá hạn đối với các giao dịch liên ngân hàng từ 10 ngày trở lên tại thời điểm thực hiện giao dịch (đối với bên đi vay).

Thông tư cũng quy định, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được gửi tiền, nhận tiền gửi (trừ tiền thanh toán) tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác.

Ngoài ra, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro với hoạt động cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá.

Theo Ngân hàng Nhà nước, do quy chế vay vốn giữa các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định 1310 đã thực hiện gần 11 năm nên không còn phù hợp với tình hình thực tiễn, do vậy cần có thông tư mới thay thế.

Ngân hàng Nhà nước cho hay, Thông tư mới sẽ tạo bước phát triển cho các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của thị trường trên cơ sở công khai, minh bạch, hiệu quả, an toàn trong hoạt động và tuân thủ đúng quy định của pháp luật./.

 

                                                                           Theo TTXVN


Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục