Anh Bùi Thành Thạo, xóm Quê Kho, xã Tú Sơn (Kim Bôi) vay vốn ngân hàng để đầu tư  phát triển đàn lợn thịt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh Bùi Thành Thạo, xóm Quê Kho, xã Tú Sơn (Kim Bôi) vay vốn ngân hàng để đầu tư phát triển đàn lợn thịt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Có lẽ không ai ở xóm Quê Kho, xã Tú Sơn (Kim Bôi) lại không biết anh nông dân Bùi Thành Thạo. Nhà anh to, đẹp, khang trang nhất, nhì xóm Quê Kho. Thu nhập từ nông nghiệp của gia đình anh cũng khiến bao người ao ước. Với hơn 5 ha đất canh tác - đều là đất khai hoang phục hóa, nhà anh luân phiên trồng ngô và mía tím. Ngoài ra còn duy trì đàn lợn vài chục con để bình quân mỗi năm xuất từ 3-5 lứa. Quy mô kinh tế hộ khá lớn, nhu cầu vốn đầu tư cao đồng nghĩa với việc anh Thạo là khách hàng truyền thống của NHNN& PTNT huyện Kim Bôi.

 

Anh Thạo kể: Vay vào đầu vụ, trả vào cuối vụ, đó là chu kỳ đều đặn trong nhiều năm, phù hợp với nhu cầu và khả năng quay vòng vốn của gia đình. Ví dụ vụ mía tím năm nay, nhà tôi vay ngân hàng 80 triệu đồng để giải quyết từ khâu giống, phân bón đến các chi phí làm đất, thuê nhân công, vận chuyển nguyên liệu... Khi bắt đầu vụ trồng ngô cũng vậy. Nguồn vốn vay từ NHNN&PTNT huyện giống như chiếc chìa khóa đa năng giúp gia đình tôi dễ dàng khởi động hiệu quả bất cứ vụ sản xuất nào. Nhờ đó, thu nhập từ nông nghiệp của gia đình tương đối ổn định với mức trung bình từ 250-300 triệu đồng/năm và nhiều năm còn cao hơn thế.

 

Xã Tú Sơn hiện có hơn 300 hộ đang vay vốn tại NHNN&PTNT chi nhánh huyện Kim Bôi với tổng dư nợ khoảng 10 tỷ đồng. Theo anh Bùi Văn Long, cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn, đây chủ yếu là các hộ nông nghiệp, có nhu cầu vay vốn để đầu tư phát triển SX. Do quy mô kinh tế nhỏ  lẻ nên mức vay của các hộ thường dao động từ 10-50 triệu đồng/hộ, chủ yếu là khoản vay ngắn hạn. Anh Bùi Văn Long cho biết: Khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của người dân tương đối tốt. Trong quan hệ tín dụng với ngân hàng, họ vay theo đúng khả năng trả nợ của mình, trên cơ sở có kế hoạch sử dụng hiệu quả đồng vốn. Nhìn chung, trên địa bàn anh Long phụ trách, các hộ nông dân đều dùng đúng mục đích vay và biết cách đảm bảo hiệu quả   đồng vốn.

 

Về phía ngân hàng, song song với việc mở rộng cửa cho vay NN-NT là nỗ lực cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ. Hiện nay, Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Kim Bôi có 3 phòng giao dịch, đặt tại 3 khu vực nam, trung, bắc của huyện Kim Bôi: phòng giao dịch Nam Thượng với 3 cán bộ tín dụng, phụ trách địa bàn 6 xã phía nam; phòng giao dịch Rạnh với 3 cán bộ tín dụng, phụ trách địa bàn 9 xã phía bắc; phòng giao dịch trung tâm huyện với 6 cán bộ tín dụng, phụ trách khu vực thị trấn và 13 xã còn lại. Cùng với hoạt động của các phòng giao dịch, khách hàng cũng khá hài lòng với dịch vụ của ngân hàng. Trong đó, giao dịch vay vốn được thực hiện đơn giản, nhanh gọn, thủ tục vay vốn đối với nông dân từng bước được cải cách theo hướng thuận tiện, phù hợp với đặc thù nông dân, nông thôn nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ, an toàn. Đặc biệt, trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và nông dân, đội ngũ cán  bộ tín dụng có vai trò quan trọng, vừa khơi thông dòng chảy của nguồn vốn đến từng hộ có nhu cầu, vừa là “cánh tay nối dài” của ngân hàng trong nỗ lực kiểm soát dòng tiền, nâng cao chất lượng  tín dụng.

 

Khẳng định đồng vốn cho vay khu vực NN-NT được sử dụng đúng mục đích, ông Bùi Văn Căng, Phó Giám đốc phụ trách NHNN&PTNT huyện Kim Bôi cho biết: Đến cuối tháng 8/2012, tổng dư nợ tại NH đạt khoảng 239 tỷ đồng, trong đó, cho vay NN-NT khoảng 174 tỷ đồng với 3.691 món vay, chiếm 73% tổng dư nợ. Có những thời điểm, cho vay NN-NT chiếm gần 90% tổng dư nợ tại NH. Đây là lĩnh vực luôn được ưu tiên hàng đầu trong hoạt động của đơn vị.

 

Ông Bùi Văn Căng khẳng định: Trong quá trình hoạt động, Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Kim Bôi luôn xác định ưu tiên hàng đầu là tín dụng cho đầu tư phát triển NN-NT. Đây là “kim chỉ nam” nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của một ngân hàng thương mại Nhà nước. Thời gian tới, Chi nhánh sẽ tiếp tục bám sát định hướng này, đồng hành cùng nông dân trong đầu tư phát triển NN-NT, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của KT-XH huyện.  

 

 

                                                        Thu Trang

 

 

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục