Nông dân thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) trồng bí xanh trái vụ mang lại giá trị kinh tế cao.

Nông dân thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) trồng bí xanh trái vụ mang lại giá trị kinh tế cao.

(HBĐT) - Đến cuối tháng 10, tỉnh ta đã hoàn thành thu hoạch lúa mùa, riêng trong tháng 9 thu đạt hơn 7.000 ha. Với tiến độ trên đảm bảo điều kiện thuận lợi để mở rộng diện tích cây trồng vụ đông 2012 – 2013.

 

Theo đánh giá của ngành NN&PTNT, thời tiết bắt đầu để triển khai vụ đông năm nay khá thuận, vấn đề thủy lợi cũng không đáng ngại bởi những nơi có hồ, đập đã tích được lượng nước khá. Tuy nhiên, đối với phong trào sản xuất vụ đông, nhất là sản xuất rau xanh các loại còn không ít những trở ngại dù đã được bà con nông dân trong tỉnh quan tâm, đẩy mạnh. Trở ngại trước hết phải kể đến là việc thu hái (gặt thủ công) ở vụ mùa đã mất nhiều công sức từ thu, đập rồi phơi phóng phần nào ảnh hưởng tinh thần, lòng nhiệt tình tham gia sản xuất vụ đông. Kèm theo đó, chuỗi giá trị cho cây vụ đông, nhất là cây rau còn chưa rõ nét. Hiện nay, các địa phương mới tập trung cho khâu sản xuất đầu vào, trong khi đầu ra của thị trường lại bấp bênh, thiếu tính ổn định.

 

Tính đến thời điểm trung tuần tháng 10, diện tích cây vụ đông toàn tỉnh mới đạt hơn 60% với kế hoạch. Một số diện tích không đạt trong khi bắt buộc phải kết thúc trước ngày 15/10 như đậu tương 200 ha/450 ha, ngô đạt hơn 2.000 ha/4.000 ha.  Các cây khác như khoai tây mới trồng được hơn 100 ha, diện tích rau, đậu đã trồng khoảng hơn 2.000 ha/4.000 ha kế hoạch. Theo ông Nguyễn Hồng Yến, Chi cục phó BVTV, với diện tích cây rau vụ đông như trên có khả năng đáp ứng được khoảng 65 - 70% nhu cầu thị trường tiêu thụ của tỉnh. Tuy nhiên, do hiện nay tỉnh ta vẫn chưa có quy hoạch vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn nên chuỗi giá trị cây rau vụ đông còn thấp, chưa khuyến khích được người trồng.  

 

Thực tế cho thấy, thị trường giống rau vụ đông của tỉnh trầm lắng mặc dù chủng loại lá, củ, quả không kém phần phong phú, đa dạng. Nông dân trong tỉnh thường tự để giống các loại rau cải, muống, rền, đay, ngót, ít có hộ cung cấp giống các loại rau cao cấp hơn như hành tây, cà rốt, su hào… So sánh giữa các loại rau, củ, quả mà bà con nông dân trong tỉnh để giống trồng ở vụ sau với các loại rau cao cấp, giá trị mang lại không thể sánh ngang. Trên địa bàn chưa hình thành vùng chuyên canh vụ đông rõ nét lại xuất phát từ vùng sản phẩm không ổn định, manh mún ảnh hưởng đến tính tiên tục của thị trường tiêu thụ nên thương lái tìm đến thu mua cây rau không sôi động, chủ yếu người trồng tự đi bán. Cũng theo ông Chi cục phó BVTV, vào vụ đông, ở nhiều địa phương trong tỉnh với điều kiện tự nhiên sẵn có có thể phát huy việc đưa cây trồng bản địa nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tăng giá trị sản phẩm. Một số nơi có thể hình thành vùng rau trái vụ như quả lặc lày, bí đỏ, su su, dưa chuột…

 

Việc nhân rộng các địa phương tiêu biểu trong phong trào sản xuất vụ đông cũng có ý nghĩa động viên thiết thực. Kim Bôi, Lương Sơn, Đà Bắc, Mai Châu, Lạc Thủy… là những huyện có phong trào sản xuất vụ đông không kém phần sôi nổi so với những khu vực ở đồng bằng. Có thể kể đến phong trào trồng ngô, khoai vụ đông ở huyện Lạc Sơn,  trồng rau ở Kim Bôi, Lương Sơn, trồng bí xanh ở huyện Lạc Thủy, Yên Thủy. Một số vùng rau truyền thống đã hình thành và phát triển như vùng rau thương phẩm xóm Hải Sơn – Mai Hịch (Mai Châu), vùng rau Kim Lý – xã Tu Lý (Đà Bắc).  Nhằm đẩy mạnh sản xuất vụ đông, bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động thúc đẩy, chính sách hỗ trợ chuyển đổi, trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, một số huyện, thành phố trong tỉnh đã quy hoạch vùng chuyên canh rau, vùng sản xuất rau tập trung. Cụ thể, đã quy hoạch vùng rau an toàn tại thành phố Hòa Bình, tìm hướng mở rộng hơn 30 ha rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, phát triển vùng su su với diện tích từ 250 – 300 ha tại huyện Mai Châu và Tân Lạc. Tại huyện Yên Thủy cũng có chính sách cụ thể phát triển cây bí xanh, hình thức thu mua theo hợp đồng đi kèm là giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất, đăng ký chất lượng sản phẩm.

                                                                        

                                                                   

 

                                                               Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục