Anh Vì Ngọc Tiến, xóm Đông Hà, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) chăn thả đàn dê của gia đình.

Anh Vì Ngọc Tiến, xóm Đông Hà, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) chăn thả đàn dê của gia đình.

(HBĐT) - Một trong những thanh niên tiên phong trong phong trào lập thân - lập nghiệp ở huyện Cao Phong là chàng trai trẻ Nguyễn Duy Hưng ở khu 9, thị trấn Cao phong.

 

Sinh năm 1989, sau khi tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp, khoa kinh tế và phát triển nông thôn, nhận thấy mảnh đất quê hương mình nếu như biết cách cũng có thể làm giàu được và năm 2001, chàng thanh niên trẻ trở về quê hương bắt đầu sự nghiệp của mình. Ban đầu, Hưng mày mò áp dụng kỹ thuật ghép các giống cam Canh, cam lòng vàng, V2, Xã Đoài, cam Vinh và các giống chanh đào, chanh trắng, chanh vàng. Nhờ có những kiến thức đã được học ở trường cộng với sự tìm tòi, ham học hỏi từ những người có kinh nghiệm đi trước, sau khi ghép, Hưng chăm sóc cây ghép theo đúng quy trình kỹ thuật nên hầu hết cây ghép đều sinh trưởng và phát triển tốt. Những năm gần đây, mỗi năm anh Hưng cung cấp cho thị trường khoảng 3.000 chồi giống cam ghép các loại, riêng từ đầu năm 2013 đến nay, anh đã cung ứng hơn 1.000 cây ghép cam, chanh cho bà con nông dân trong huyện và một số vùng lân cận. Mỗi năm, từ trồng cam đến cung ứng cây ghép đã cho gia đình Hưng thu nhập trên 200 triệu đồng, bên cạnh đó, Hưng còn tạo việc làm cho 4 lao động tại chỗ với mức thu nhập từ 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng.

 

Còn đối với thanh niên Vì Ngọc Tiến ở xóm Đông Hà, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi), lại khác. Mặc dù những ngày đầu khởi nghiệp thật khó khăn nhưng không cam chịu số phận, năm 2002, sau khi vay ngân hàng CSXH huyện được 15 triệu đồng, Tiến mạnh dạn đầu tư 40 con dê về nuôi. Tuy nhiên, do chăn nuôi tự phát, thiếu kinh nghiệm nên đã không tránh khỏi thất bại nhưng với tinh thần thanh niên xung kích đi lên, ham học hỏi, anh vẫn quyết tâm tiếp tục đầu tư mô hình chăn nuôi dê. Vừa chăn nuôi, vừa học hỏi, rút kinh nghiệm và mô hình đã từng bước được phát triển, có những thời điểm anh chăn thả hơn 150 con dê. Anh quan niệm mỗi lần thất bại sẽ giúp mình rút kinh nghiệm để thành công hơn. Sau 11 năm lập nghiệp từ mô hình nuôi dê, cuộc sống gia đình đã có nhiều thay đổi, đến nay, anh đã có nguồn vốn chăn nuôi thêm bò, trồng 1,4 ha mía và làm dịch vụ đám cưới với mức thu nhập trung bình mỗi năm khoảng hơn 80 triệu đồng (đã trừ chi phí).

 

Đến xóm Đại Đồng, xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ), chúng tôi được nghe kể nhiều về người thanh niên Kiều Bá Nam (sinh năm 1979) và ngạc nhiên trước nghị lực, ý chí quyết tâm làm giàu của anh. Anh chia sẻ: Do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nên thời gian đầu anh đã phải rời quê hương ra Hà Nội để lao động và làm phụ hồ thuê, mặc dù công việc vất vả vậy nhưng đồng lương lại bấp bênh, chẳng được bao nhiêu. Năm 2000, anh quyết định về quê lập nghiệp. Tuy nhiên, lúc đầu, để tìm ra hướng đi trồng cây gì, nuôi con gì cho hiệu quả kinh tế cao là thách thức đối với anh, nhất là trong điều kiện đất đai hạn hẹp, vốn liếng thiếu. Đúng lúc Đoàn xã đang có chương trình cho thanh niên vay vốn để phát triển kinh tế, Nam đã quyết định làm đơn vay vốn để sản xuất. Với số vốn 1,5 triệu đồng, anh đi mua 200 gốc bưởi Diễn về trồng, ban đầu bắt tay vào làm kinh tế. Với bản tính cần cù, chịu khó, sau 4 năm, 200 gốc bưởi của anh bắt đầu cho thu hoạch. Đến nay, mỗi năm, vườn bưởi của anh cho thu trên 100 triệu đồng. Ngoài trồng bưởi, nuôi lợn, anh Nam còn trồng ngô và hàng trăm gốc đu đủ, vừa để lấy thức ăn cho chăn nuôi, tăng thêm thu nhập. Từ mô hình này, gia đình anh Nam đã không những đã trả hết nợ mà còn từng bước vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

 

 

 

                                                                         Hoàng Huy

 

 

 

 

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục