Cán bộ Phòng Bảo trợ Xã hội (Sở LĐ-TB&XH) kiểm tra thực tế việc tri trả TCXHTX tại điểm Bưu điện văn hóa xã Thượng Cốc (Lạc Sơn).

Cán bộ Phòng Bảo trợ Xã hội (Sở LĐ-TB&XH) kiểm tra thực tế việc tri trả TCXHTX tại điểm Bưu điện văn hóa xã Thượng Cốc (Lạc Sơn).

(HBĐT) - Theo Quyết định số 2773, ngày 14/11/2013 của UBND tỉnh việc thí điểm chi trả trợ cấp xã hội thường xuyên (TCXHTX) thông qua hệ thống bưu điện được triển khai tại địa bàn TPHB và huyện Lạc Sơn từ tháng 1/2014 và chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ tháng 1- 6/2014; giai đoạn 2 từ tháng 7- 12/2014. Sau thời gian thực hiện thí điểm sẽ tổ chức tổng kết, đánh giá hiệu quả và báo cáo UBND tỉnh xem xét nhân rộng toàn tỉnh. Cùng đoàn công tác của Sở LĐ-TB&XH, chúng tôi đã có buổi kiểm tra thực tế việc thực hiện giai đoạn 1 trên địa bàn huyện Lạc Sơn.

 

Điểm đầu tiên đoàn kiểm tra đến thực tế là điểm Bưu điện văn hóa (BĐVH) xã Xuất Hóa. Mới 7h, các đối tượng được hưởng chế độ TCXHTX đã đến rất đông. Tham gia chi trả ngoài cán bộ điểm bưu điện còn có cán bộ văn hóa xã. Anh Bùi Văn Sáng, xóm Bầu, xã Xuất Hóa là người tàn tật cho biết: Tôi thấy thay đổi cách chi trả TCXH qua bưu điện thuận lợi hơn. Cứ đến đúng ngày, đúng giờ, tôi đến đây để lấy tiền trợ cấp. Bà Quách Thị Mẻn, xóm Xưa Thượng cũng cho rằng, việc chi trả TCXH qua bưu điện nhanh chóng, thuận tiện hơn. Trước kia, cán bộ LĐ-TB&XH chi trả nhiều lúc chúng tôi lên xã không gặp vì họ bận nhiều công việc, rất mất thời gian, bây giờ thì khác rồi.

 

Điểm thứ 2 đoàn đến kiểm tra là BĐVH xã Thượng Cốc. Khi chúng tôi đến mới hơn 9 h mà việc chi trả TCXHTX hoàn thành tới 80% đối tượng. Chị Bùi Thị Yến, cán bộ điểm BĐVH xã Thượng Cốc cho biết: Sau 6 tháng, các đối tượng đã quen với thời gian chi trả bưu điện quy định. Khắc phục khó khăn nhiều đối tượng già, yếu, ốm không đến lấy trợ cấp được mà phải nhờ người thân như những nơi khác phải mang theo giấy ủy quyền. Là người địa phương, tôi làm công tác này 8 năm lại đi giao phát bưu phẩm thường xuyên nên nắm được hầu hết các đối tượng và người thân nên chi trả có nhiều thuận lợi...

 

Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra, đoàn cũng ghi nhận nhiều ý kiến nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thí điểm trên địa bàn huyện Lạc Sơn. Theo đồng chí Bùi Ngọc Vinh, Chủ tịch UBND xã Xuất Hóa, trước kia, cán bộ LĐ-TB&XH chi trả thời gian nhiều hơn, người dân rảnh lúc nào là có thể lên xã lấy được trợ cấp. Bây giờ, thời gian chi trả ít hơn, người dân nông thôn lúc ốm đau, khi bận việc đồng áng rất gò bó về thời gian. Theo đồng chí Bùi Văn Cơ, Chủ tịch UBND xã Chí Thiện, các đối tượng trên địa bàn thắc mắc nhiều lúc đến điểm BĐVH xã lấy trợ cấp không gặp được cán bộ. Anh Quách Văn Mao, cán bộ LĐ-TB&XH xã Chí Thiện cho biết thêm: Người dân không thấy cán bộ bưu điện đâu lại đến hỏi tôi. Chúng tôi không biết trả lời thế nào vì việc chi trả này đã giao cho bưu điện, không thuộc thẩm quyền UBND xã quản lý. Hơn nữa, khi đối tượng TCXH có biến động, ví dụ như có người mất, cán bộ bưu điện sẽ không cập nhật được kịp thời để ngừng chi trả và báo cắt giảm cho phòng LĐ-TB&XH để làm chế độ mai táng phí...

 

Trả lời về những khó khăn, vướng mắc trên, đồng chí Nguyễn Thị Minh Tuyết, Giám đốc Bưu điện huyện Lạc Sơn cho biết: Toàn huyện hiện có trên 3.400 đối tượng được hưởng TCXHTX. Việc chi trả được thực hiện qua các điểm bưu điện 29 xã, thị trấn theo đúng thời gian quy định. Đối với những đối tượng già, yếu không đi lĩnh được sẽ có cán bộ đến tận nhà để chi trả. Những trường hợp vì bận không lấy được chúng tôi chỉ đạo nhân viên trực để chi trả đủ cho các đối tượng trong tháng. Trong 3 tháng đầu triển khai, chúng tôi gặp không ít khó khăn. Đến nay, khó khăn dần được khắc phục, công tác chi trả đi vào nề nếp. Riêng xã Chí Thiện, hiện nay, việc chi trả giao cho cán bộ văn hóa xã. Cán bộ xã và nhiều người dân chưa nắm được nên việc chi trả chưa thường xuyên... Chúng tôi khẳng định: Việc chuyển đổi hình thức chi trả TCXHTX qua hệ thống bưu điện sẽ nâng cao hiệu quả công tác chi trả, đảm bảo tính chuyên nghiệp và quyền lợi của đối tượng hưởng lợi. Đồng chí Đặng Xuân Tửu, Trưởng phòng Bảo trợ Xã hội (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Như vậy, trong quá trình kiểm tra, bên cạnh những kết quả đạt được, việc chi trả TCXHTX qua hệ thống bưu điện vẫn có những hạn chế cần khắc phục ngay. Qua đề xuất ở cơ sở đề nghị Bưu điện huyện chỉ đạo các điểm BĐVH xã thường xuyên có cán bộ trực chi trả, tạo điều kiện cho các đối tượng. Trong thời gian tới cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa cán bộ chính quyền, LĐ-TB&XH cấp cơ sở và cơ quan cung cấp dịch vụ để thống nhất trong quản lý, giám sát, theo dõi, cập nhật đối tượng đảm bảo chi trả kịp thời, đúng đối tượng, bảo vệ quyền lợi cho các đối tượng được hưởng TCXHTX trên địa bàn.

 

 

                                                                                 Hương Lan

 

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục