Xã Phúc Sạn (Mai Châu) được Dự án 1588 hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi cá lồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước thoát nghèo.

Xã Phúc Sạn (Mai Châu) được Dự án 1588 hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi cá lồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước thoát nghèo.

(HBĐT) - Thực hiện Đề án “ổn định dân cư, phát triển KT -XH vùng chuyển dân sông Đà giai đoạn 2009 - 2015” (Đề án 1588) tỉnh ta đã đầu tư xây dựng được nhiều hạng mục công trình hạ tầng thiết yếu, đầu tư phát triển sản xuất cho nhân dân các xã vùng hồ sông Đà, hệ thống cơ sở hạ tầng tại các xã trong vùng đề án được quy hoạch và xây dựng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đi lại, sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, trên thực tế, việc ổn định cuộc sống và sản xuất bền vững, lâu dài cho người dân vùng hồ sông Đà còn gặp nhiều khó khăn do phần lớn hộ dân tái định cư là đồng bào dân tộc thiểu số, có bản sắc văn hóa riêng, tập quán canh tác nhiều nơi còn lạc hậu; điều kiện sản xuất và những nguồn tạo thu nhập của người dân chưa đảm bảo cuộc sống ổn định.

 

Xã Ba Khan (Mai Châu) là một trong  36 xã được hưởng lợi từ Đề án 1588. Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Đông cho biết: Trước kia, xã gặp nhiều khó khăn, các  công trình hạ tầng xã được xây dựng từ những năm 1990 đã xuống cấp. Từ nguồn vốn của Đề án, năm 2011 xã được Nhà nước đầu tư xây dựng trụ sở với kinh phí 3, 1 tỷ đồng, năm 2012, được đầu tư 4, 6 tỷ đồng xây dựng trạm y tế xừ, năm 2013 đã bàn giao và đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó, từ năm 2011 - 2014, xã được Ban quản lý dự án huyện hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua xây dựng các mô hình chăn nuôi lợn sinh sản, nuôi gà, mở các lớp tập huấn, chuyển giao KH -KT cho nhân dân. Nhờ đó, nhiều hộ tham gia vào mô hình kinh tế đã thoát nghèo.

Được biết, thực hiện Đề án ổn định dân cư, phát triển KT -XH vùng chuyển dân sông Đà giai đoạn 3 (từ năm 2009 - 2015), tổng mức đầu tư Chính phủ giao trên 898  tỷ đồng, trong đó, T.Ư hỗ trợ trên 581 tỷ đồng. Thực hiện đầu tư trên 3 mặt là: di dãn dân, đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng. Việc di dãn dân tập trung vào các hộ có nhu cầu tách hộ sẽ đưa các hộ này sang các xã còn rộng để xen tách hộ. Bên cạnh đó sẽ xây dựng 3 khu tái định cư cho nhân dân, chia đất cho dân bảo đảm diện tích ở và diện tích xây dựng hạ tầng cơ sở. Về phát triển sản xuất sẽ tập trung trồng rừng, chăn nuôi gia cầm, gia súc, thủy sản, với chủ trương Nhà nước hỗ trợ một phần, nhân dân phải tự lực và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế. Trên quan điểm cho dân “cần” để dân tự câu “cá”, dự án sẽ thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc cho nhân dân vùng hồ. Hiện đang tập trung cứng hóa đường giao thông, mở các tuyến đường vào tận xóm, bản để tạo điều kiện cho thương lái đến tận nơi thu mua sản phẩm nông - lâm nghiệp cho người dân, từ đó, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đến nay, thu nhập bình quân của người dân vùng hồ sông Đà đã tăng từ 2 triệu đồng /người (năm 1995) lên 8, 5 triệu đồng/người (năm 2013); không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo còn 36%; số hộ dân được sử dụng điện lưới đạt 90%, 80% phòng học được cứng hóa, 80% hộ dân được cấp nước sinh hoạt; 26/36 xã có trạm y tế và có đường ô tô đến trung tâm xã.

 

 

 

                                                                      Đinh Thắng

 

 

 

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục