KCN Mông Hóa (Kỳ Sơn) hiện có 6 doanh nghiệp đang đầu tư.  BQL các KCN đã triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển SX-KD.

KCN Mông Hóa (Kỳ Sơn) hiện có 6 doanh nghiệp đang đầu tư. BQL các KCN đã triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển SX-KD.

(HBĐT) - KCN Mông Hóa (Kỳ Sơn) nằm trong quy hoạch các KCN tỉnh đến năm 2020, có diện tích quy hoạch hơn 230 ha, đã từng có nhà đầu tư đăng ký đầu tư hạ tầng từ nhiều năm trước nhưng chưa triển khai.

 

Thời gian qua, tỉnh đã và đang thực hiện những giải pháp tháo gỡ khó khăn, tìm kiếm giải pháp đầu tư kết cấu hạ tầng KCN Mông Hóa theo hướng đồng bộ, hiện đại, chuẩn bị quỹ đất thương phẩm thu hút các dự án đầu tư phát triển công nghiệp theo quy hoạch bền vững. Gần đây, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, thành lập KCN Mông Hóa. Dự kiến, trong giai đoạn 2014-2020 sẽ đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật KCN này với quy mô 184 ha, tổng mức đầu tư 970 tỷ đồng, và thực hiện phân đoạn đầu tư. Để giảm áp lực cho ngân sách, tỉnh chủ trương đầu tư hạ tầng theo hình thức công - tư kết hợp (PPP). Theo đó, ngân sách hỗ trợ làm một số hạ tầng thiết yếu. Các nguồn vốn khác huy động của nhà đầu tư hạ tầng và nhà đầu tư thứ phát để triển khai. Trung tâm phát triển hạ tầng và dịch vụ KCN (BQL các KCN) đơn vị được giao làm chủ đầu tư KCN Mông Hóa đã xây dựng kế hoạch thực hiện dự án đầu tư và kinh doanh hạ tầng KCN Mông Hóa giai đoạn 2015-2017; xác định nguồn lực đầu tư và các hạng mục phải thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng KCN. Tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn này dự kiến khoảng 374 tỷ đồng, triển khai các hạng mục như san lấp mặt bằng, xây dựng đường trục chính, đường nội bộ, Nhà máy xử lý nước thải và kênh nắn dòng; đường dây 35 KV từ trạm biến áp 110 KV Kỳ Sơn đến KCN và xây dựng hệ thống cấp nước KCN...

 

Trung tâm phát triển hạ tầng và dịch vụ KCN đã đưa ra kế hoạch kinh doanh hạ tầng, đồng thời đề xuất với UBND tỉnh một số cơ chế, chính sách theo quy định để thu hút triển khai đầu tư hạ tầng KCN Mông Hóa. Giám đốc Trung tâm Nguyễn Duy Vỹ cho biết:  Thực tế, quỹ đất sạch có hạ tầng đồng bộ là điều kiện quan trọng nhất để các nhà đầu tư quan tâm, triển khai dự án. Trung tâm đặt mục tiêu năm 2015-2016, KCN sẽ có 27 ha đất sạch có hạ tầng tương đối đồng bộ để thu hút đầu tư. Hiện đã có những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm đăng ký đầu tư KCN Mông Hóa theo hình thức PPP. Trung tâm đang đề xuất được hỗ trợ mua lại nợ xấu của Công ty Hương Sơn (đã phá sản) để thu hút các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư  hạ tầng mới trên diện tích khoảng 5 ha.

 

 

 

                                    

                                                                          Lê Chung

 

 

 

Các tin khác


Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(HBĐT) - Ngày 8/6, Ban Kinh tế -  Ngân sách (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách chủ trì hội nghị.

Diễn đàn về phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp 

(HBĐT) - Ngày 6/6, tại TP Hoà Bình, Sở NN&PTNT tổ chức diễn đàn "Sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, điểm nghẽn trong phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp và giải pháp khắc phục”.

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tiếp tục xuất khẩu 18 tấn mía tươi sang Hoa Kỳ

(HBĐT) - Ngày 7/6, Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức lễ xuất lô hàng mía tươi thứ hai sang thị trường Hoa Kỳ, với số lượng 18 tấn.

Xã Phú Thành: Mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.

Tăng hiệu quả xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục