Nhờ làm tốt việc quản lý, vận hành, bảo dưỡng, công trình cấp nước tập trung xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) đảm bảo cung cấp nước ổn định, liên tục cho 95% hộ dân trên địa bàn.

Nhờ làm tốt việc quản lý, vận hành, bảo dưỡng, công trình cấp nước tập trung xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) đảm bảo cung cấp nước ổn định, liên tục cho 95% hộ dân trên địa bàn.

(HBĐT) - Lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, giám sát nghiêm túc, chặt chẽ, linh hoạt, tranh thủ được sự ủng hộ của người dân, huy động và tận dụng tối đa các nguồn lực để tập trung đầu tư cơ sở hạ nầng nông thôn... Đó là hướng đi tích cực của xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) cho mục tiêu thực hiện thành công chương trình XDNTM trên địa bàn.

 

Để triển khai có hiệu quả chương trình XDNTM, những năm qua, xã Nhân Nghĩa  đã phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức đúng về ý nghĩa, mục đích, yêu cầu, nội dung, vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư trong XDNTM để người dân đồng tình và tích cực hưởng ứng. Đồng thời chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện phong trào chung sức XDNTM bằng những việc làm thiết thực. Đặc biệt, MTTQ xã đã chủ trì phối hợp với các đoàn thể vận động các hội viên, đoàn viên, hộ dân thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC gắn với XDNTM”, vận động các hộ dân chỉnh trang, nâng cấp nhà ở, xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, xây dựng làng, gia đình văn hóa...

 

 Xác định, xây dựng hạ tầng KT-XH, các công trình phúc lợi là khâu quan trọng trong  XDNTM, xã đã chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn để tập trung đầu tư xây dựng, đặc biệt là huy động công sức, tiền của trong cộng đồng dân cư để xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các công trình điện, đường, trường, trạm, thủy lợi, nước sinh hoạt, xử lý môi trường.

 

Với tổng chiều dài đường trục xóm, liên xóm, ngõ xóm, nội đồng 106,6 km, đến nay, xã đã bê tông hoá được 56,7 km, chiếm 53,2% với tổng kinh phí 7.434 triệu đồng, trong đó, nhân dân đóng góp 3.717 triệu đồng, chiếm 50%. Để phục vụ tưới tiêu, toàn xã có 68,7 km kênh mương, hơn 4 năm qua đã xây mới và nâng cấp được 25,06 km, chiếm 36,4% với tổng kinh phí trên 11,8 tỷ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp trên 2 tỷ đồng. Nhằm tạo điều kiện để cộng đồng dân cư tổ chức các hoạt động VH-VN, thể thao, hội họp, học tập tiếp thu tiến bộ kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất, đến nay, 11/12 xóm đã được đầu tư xây dựng NVH xã. Trong đó, kinh phí xây dựng mới NVH xã và 2 xóm trị giá 3,1 tỷ đồng, nhân dân đóng góp trên 300 triệu đồng. Theo đó, tỷ lệ xóm có NVH trong xã đạt 91,6%. Việc xây dựng nhà ở của các hộ dân cũng được quan tâm, chú trọng. Những năm qua, ngoài hỗ trợ 73 hộ nghèo làm nhà ở với tổng kinh phí trên 1,2 tỷ đồng, các hộ trong xã đã đầu tư nâng cấp, xây dựng nhà kiên cố. Hiện, toàn xã có 1.070 nhà ở đạt chuẩn, chiếm 75%, không còn nhà xiêu vẹo, dột nát.

 

Việc sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cũng thể hiện rõ vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư trên địa bàn. Với tổng kinh phí 6 tỷ đồng, nhân dân trong xã đã đóng góp ngày công, vật liệu và tiền trị giá gần 1 tỷ đồng. Đến nay, tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trong xã đạt 95%. Đặc biệt, mô hình nhà tiêu do chương trình NS& VSMTNT xây dựng đã được nhân rộng với tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 75,2%. Ngoài ra, dân cư trên địa bàn còn hiến đất và đóng góp ngày công xây dựng 1 bãi đổ rác thải tập trung và 9 công trình vệ sinh công cộng.

 

Là xã với đa số hộ thu nhập dựa vào sản xuất nông nghiệp nhưng hệ thống viễn thông trên địa bàn phát triển khá mạnh mẽ. Đến nay, trên 90% hộ trong xã có thuê bao điện thoại, hạ tầng kỹ thuật Intenrnet đã đến 12/12 xóm, đạt 100%. Lĩnh vực văn hoá, xã hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực với 2/3 trường và trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; 9/12 xóm và 72,3% hộ đạt tiêu chuẩn làng văn hoá, gia đình văn hoá; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 98%. Đặc biệt, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống, những năm qua, xã đã triển khai 4 mô hình phát triển sản xuất, gồm chăn nuôi gà ri lai, trồng mướp đắng lấy hạt, chăn nuôi bò sinh sản với 128 hộ tham gia; mở 3 lớp dạy nghề chăn nuôi lợn nái, trồng nấm rơm, sửa chữa máy nông cụ với 85 học viên tham gia. Các mô hình sản xuất và tiến bộ kỹ thuật từng bước được mở rộng, ứng dụng và phát huy hiệu quả. Nhờ vậy diện mạo nông thôn, đời sống vật chất, tinh thần của dân cư trên địa bàn ngày càng thay đổi và phát triển.

 

Với kết quả đó, đến nay, xã Nhân Nghĩa đã đạt 15 tiêu chí trong chương trình XDNTM. Đó là cơ sở vững chắc để cấp uỷ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn phấn đấu hoàn thành các tiêu chí về giao thông, thuỷ lợi, cơ sở vật chất và tỷ lệ hộ nghèo vào cuối năm nay và sẽ là xã đứng trong tốp đầu cán đích của huyện trong chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM.

 

 

 

                                                                          Đức Phượng

 

 

Các tin khác


Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(HBĐT) - Ngày 8/6, Ban Kinh tế -  Ngân sách (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách chủ trì hội nghị.

Diễn đàn về phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp 

(HBĐT) - Ngày 6/6, tại TP Hoà Bình, Sở NN&PTNT tổ chức diễn đàn "Sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, điểm nghẽn trong phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp và giải pháp khắc phục”.

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tiếp tục xuất khẩu 18 tấn mía tươi sang Hoa Kỳ

(HBĐT) - Ngày 7/6, Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức lễ xuất lô hàng mía tươi thứ hai sang thị trường Hoa Kỳ, với số lượng 18 tấn.

Xã Phú Thành: Mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.

Tăng hiệu quả xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục