Cải tạo đàn trâu, bò địa phương, phát triển chăn nuôi gia súc hướng thịt, tăng hiệu quả kinh tế cho người dân.

Cải tạo đàn trâu, bò địa phương, phát triển chăn nuôi gia súc hướng thịt, tăng hiệu quả kinh tế cho người dân.

(HBĐT) - Huyện Cao Phong có trên 5.000 ha diện tích đất có khả năng sản xuất nông nghiệp. Ở độ cao trên 250 m so với mực nước biển, khí hậu mát mẻ, tầng đất dày, độ phì cao, huyện thích hợp với phát triển chăn nuôi gia súc và các loại cây công nghiệp, cây ăn quả có múi.

 

Để khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, Huyện ủy đã ban hành và tập trung lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các nghị quyết chuyên đề về nông nghiệp như: Nghị quyết số 03 về phát triển chăn nuôi; Nghị quyết số 04 về phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp... Đồng thời, tích cực thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững của tỉnh. Vì vậy, 5 năm qua, lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp của huyện có bước phát triển vượt bậc. Huyện đã định hướng phát triển các loại cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị thu nhập cao trên 1 đơn vị diện tích. Trong đó, tập trung lãnh đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành vùng chuyên canh với 2 loại cây chủ lực là cây có múi và mía. Hàng năm, bằng nguồn ngân sách huyện, tỉnh và thu hút vốn từ các dự án, huyện đã thực hiện tốt chương trình nhân giống và đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất. Diện tích, sản lượng cây có múi tăng nhanh. Tính đến tháng 6/2015, diện tích cam, quýt, bưởi các loại đạt khoảng 1.400 ha. Cây cam, quýt trong thời kỳ kinh doanh đạt trên 600 ha, sản lượng đạt trên 16.500 tấn, giá trị đạt từ 600 - 850 triệu đồng/ha. So với năm 2010, diện tích tăng 740 ha, sản lượng tăng 11.000 tấn. Đặc biệt, với những nỗ lực chung của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, tháng 11/2014, 4 giống cam CS1, Xã Đoài lùn, Xã Đoài cao, cam Canh đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH &CN cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Đến nay, cam Cao Phong là sản phẩm đầu tiên và duy nhất của tỉnh được cấp chứng nhận này. Đây là bước đột phá mang tính chiến lược trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện. Từ khi được cấp giấy chứng nhận, người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh biết đến thương hiệu cam Cao Phong nhiều hơn, giá cũng tăng lên trên 1,5 lần. Để bảo vệ và phát triển thương hiệu, huyện đã định hướng cho nhân dân trên địa bàn trồng cam, quýt theo tiêu chuẩn VietGap, dự kiến trong năm 2015 triển khai thực hiện được trên 100 ha.

 

Cây mía cũng phát triển mạnh, người dân đã đưa mía từ trên đồi, trong vườn xuống ruộng 1 vụ, diện tích duy trì trên 2.500 ha. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, người dân chú trọng đầu tư thâm canh, đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật nên chất lượng mía được nâng cao. Năm 2013, nhãn hiệu tập thể cho mía tím Hòa Bình, trong đó có mía tím Cao Phong đã được công nhận. Tính chung, 75% diện tích đất canh tác của huyện cho thu nhập bình quân 200 triệu đồng/ha. Nhiều trang trại và hộ dân thu nhập từ trồng cam, quýt đạt giá trị trên 500 triệu đồng/ha. Một số hộ điển hình thu nhập từ trồng cam và mía đạt hàng tỷ đồng.  

 

Bên cạnh trồng trọt, huyện tiếp tục tập trung cải tạo đàn trâu, bò địa phương, đảm bảo tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm hàng năm đạt 5%, hiện, tổng đàn có 271.000 con. Chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản phát huy lợi thế trên 133,94 ha mặt nước vùng hồ Hòa Bình tại 2 xã Bình Thanh, Thung Nai. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 108 ha, hàng năm thu hoạch trên 230 tấn cá các loại, tăng 110 tấn so với năm 2010. 

    

 

                                                                              Minh Châu

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục