Chị Vì Thị Oanh (đứng giữa) trao đổi với các thành viên trong HTX để đổi mới hình thức sản phẩm thổ cẩm.

Chị Vì Thị Oanh (đứng giữa) trao đổi với các thành viên trong HTX để đổi mới hình thức sản phẩm thổ cẩm.

(HBĐT) - Chị Vì Thị Oanh, Phó Chủ nhiệm HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu (Mai Châu) chia sẻ: Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Thái có từ lâu đời. Từ nhỏ, hầu hết phụ nữ đã biết dệt nhưng chủ yếu để phục vụ bản thân và gia đình. Trong nền kinh tế thị trường, nghề dệt thổ cẩm có nguy cơ mai một.

 

Nhằm khôi phục lại nghề, được sự quan tâm của các cấp, ngành, đặc biệt là năm 2009, Dự án Jica Nhật Bản phối hợp với Sở NN &PTNT xây dựng mô hình điểm đầu tư, hỗ trợ cho người dân nơi đây phát triển nghề dệt thổ cẩm kết hợp giữ gìn bản sắc dân tộc với phát triển theo hướng CNH -HĐH. Với mục tiêu “Nâng cao năng lực phát triển ngành nghề nông thôn phục vụ phát triển KT -XH ở nông thôn tỉnh Hòa Bình”, Dự án được thực hiện trong 3 năm (2009 - 2011) đã góp phần tích cực khôi phục nghề dệt truyền thống. Năm 2009, HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu được thành lập với 33 xã viên. Tận dụng lợi thế có điểm du lịch bản Lác nổi tiếng thường xuyên đón du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, HTX đã sản xuất ra nhiều sản phẩm thổ cẩm để trưng bày, giới thiệu, quảng bá với du khách. Năm 2013 đánh dấu một bước quan trọng cho thổ cẩm Mai Châu khi được nhận Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể do Cục Sở hữu trí tuệ cấp.

 

Theo chị Oanh, để phát huy tinh tuý của nghề dệt thổ cẩm truyền thống kết hợp với sự sáng tạo để có được những sản phẩm mới đặc trưng, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và thị trường không phải là dễ. Bản thân chị đã tham gia các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm mới và kỹ thuật nhuộm màu tự nhiên, hoạt động maketing. Vừa nói, chị vừa đưa các sản phẩm đang được trưng bày từ túi xách, khăn, khăn trải bàn, giầy dép, mũ, chăn... ra giới thiệu. Đây là những mẫu được khách du lịch rất ưa chuộng hiện nay. Để mở rộng thị trường, chị đã trực tiếp tham ra các hội chợ, triển lãm sản phẩm thủ công, mỹ nghệ được tổ chức trên mọi miền Tổ quốc. Qua đó đã giao dịch ký kết các hợp đồng cung cấp hàng cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Hiện nay, các sản phẩm dệt thổ cẩm của HTX được tiêu thụ chủ yếu ở bản Lác, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và cả thị trường Nhật Bản, Pháp... Nhờ sự năng động tiếp cận thị trường, năm 2011, doanh thu của HTX đạt trên 500 triệu đồng, đến năm 2015 dự kiến đạt trên 2 tỷ đồng. HTX tạo việc làm ổn định cho 30 lao động với thu nhập từ 3 - 3, 5 triệu đồng/ người/tháng và tạo việc làm thêm cho trên 20 hội viên phụ nữ không phải là thành viên của HTX. Chia tay chúng tôi, chị Oanh chia sẻ: Tôi và các thành viên trong HTX mong sao nghề dệt truyền thống mãi được bảo tồn, sản phẩm thổ cẩm bay xa đến các thị trường trong và ngoài nước để nhiều bạn bè biết đến.

 

                                                                        

 

                                                                       Hương lan

Các tin khác


Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục