Nghề móc vòng tại xã Hợp Châu (Lương Sơn) giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động của xã và các xã lân cận.

Nghề móc vòng tại xã Hợp Châu (Lương Sơn) giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động của xã và các xã lân cận.

(HBĐT) - BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 28/12/2015 về phát triển CN – TTCN giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.Nghị quyết đề ra mục tiêu cụ thể:

 

* Giai đoạn 2016 – 2020:  Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm CN bình quân đạt 10,5%. Tốc độ tăng trưởng giá trị SXCN bình quân đạt 15%. Tỷ trọng CN chiếm 57,8% trong cơ cấu kinh tế. Tập trung đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh hạ tầng 5 KCN (Lương Sơn, Bờ trái sông Đà, Mông Hóa, Lạc Thịnh, Yên Quang). Cơ bản đầu tư đồng bộ hạ tầng 6 cụm công nghiệp (Chiềng Châu, Khoang U, Phú Thành II, Hòa Sơn, Đồng Tâm, Đông Lai - Thanh Hối).

Đẩy mạnh phát triển TTCN trên địa bàn nông thôn gắn với thực hiện Chương trình XDNTM. Ổn định và phát triển bền vững các làng nghề đã được công nhận, xây dựng thêm khoảng 5 làng nghề mới, đưa tổng số làng nghề đến năm 2020 đạt 8 làng nghề.

* Giai đoạn 2021 -2025: Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm CN bình quân đạt 9%. Tốc độ tăng trưởng giá trị SXCN bình quân đạt 13%. Tỷ trọng CN chiếm 60% trong cơ cấu kinh tế. Triển khai đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh hạ tầng 100% các khu, cụm công nghiệp có chủ đầu tư hạ tầng.

Phát triển và nhân rộng các nghề TTCN trên địa bàn theo hướng phát triển bền vững. Phấn đấu đến năm 2025 có 13 làng nghề được công nhận.

Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu, Nghị quyết đề ra 11 nhóm nhiệm vụ và giải pháp:

Thứ nhất, quán triệt sâu sắc tới cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân trong tỉnh về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng việc đẩy mạnh phát triển CN - TTCN, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong thực hiện....

Thứ hai, rà soát, bổ sung, xây dựng mới, nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển CN: Tập trung quy hoạch phát triển các sản phẩm CN mũi nhọn, sản phẩm CN phụ trợ có lợi thế của tỉnh. Bổ sung, điều chỉnh kịp thời quy hoạch các KCN, cụm công nghiệp, quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu cho CN chế biến, ... gắn quy hoạch phát triển CN – TTCN với quy hoạch các ngành, lĩnh vực liên quan...

Thứ ba, tái cơ cấu ngành CN: Thực hiện tái cơ cấu  ngành CN theo lộ trình và bước đi phù hợp nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế về cấu trúc hiện trạng, phát huy các thế mạnh về lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của ngành CN tỉnh... 

Phát triển CN chế biến là trọng tâm và CN năng lượng làm động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển CN sản xuất xi măng và VLXD không nung nhằm tạo thêm nguồn thu cho NSNN; phấn đấu hoàn thành đầu tư một số dự án đưa vào hoạt động...

Phát triển ngành nghề TTCN truyền thống gắn với các điểm du lịch và sản xuất hàng xuất khẩu.

Thứ tư, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển CN: Đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh hạ tầng 5 KCN. Cơ bản đầu tư đồng bộ hạ tầng các cụm công nghiệp đã có chủ đầu tư.

Đa dạng hóa các hình thức đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân trong các khu, cụm công nghiệp. Huy động tối đa các nguồn vốn hợp pháp từ các thành phần kinh tế để tiếp tục đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật.

Thứ năm, phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Đổi mới công tác đào tạo, thu hút nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động để phát triển CN – TTCN trên địa bàn tỉnh theo hướng  khuyến khích và tạo điều kiện để các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước tham gia tích cực vào quá trình đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật, lao động có tay nghề cao. Đặc biệt ưu tiên đào tạo cho đội ngũ lao động trẻ các ngành nghề phù hợp với định hướng phát triển CN của tỉnh. Khuyến khích các làng nghề, cơ sở nghề truyền thống... Triển khai đồng bộ các nghị quyết phát triển về GD&ĐT, văn hóa, y tế nhằm phát triển nguồn nhân lực theo hướng có chất lượng về tay nghề cao, sức khoẻ, có kỷ luật, tác phong công nghiệp, có văn hóa... Xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thứ sáu, công tác xúc tiến, thu hút đầu tư: Tiếp tục quán triệt, triển khai nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị về việc tăng cường thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh. Đẩy mạnh CCHC, đặc biệt là thủ tục liên quan đến thu hút đầu tư, môi trường kinh doanh... Tăng cường hoạt động thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. .

Thứ bảy, đổi mới công nghệ, thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm: Tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ phát triển KH&CN của tỉnh để hỗ trợ cho các DN đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị; xây dựng chính sách miễn giảm thuế cho các DN đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị... Ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ SX – KD của DN. Chú trọng công nghệ có quy mô vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện phát triển của tỉnh nhằm nâng cao dần chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm CN - TTCN.

Thứ tám, tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong SXCN: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về môi trường; ứng dụng hiệu quả CNTT để thực hiện công tác QLNN về phát triển dịch vụ công về môi trường. Xây dựng chính sách khuyến khích các DN công nghiệp thay thế công nghệ hoặc đầu tư sử dụng công nghệ cao thân thiện với môi trường. Các cơ sở TTCN phát triển các sản phẩm sạch và thân thiện với môi trường, khuyến khích sử dụng nguồn nguyên liệu tái sinh...

Thứ chín, nâng cao hiệu quả nguồn vốn: Đầu tư từ NNSN tập trung vào các lĩnh vực cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng kỹ thuật; hỗ trợ chuyển giao máy móc thiết bị hiện đại, xây dựng mô hình thí điểm về sản xuất sạch… trên địa bàn. Khuyến khích đầu tư các dự án lớn bằng các hình thức liên doanh, liên kết, cổ phần, vay vốn nước ngoài; huy động và thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Coi đầu tư ngoài nhà nước là nguồn đầu tư giữ vị trí quyết định trong các nguồn đầu tư phát triển CN..

Thứ mười, phát triển thị trường: Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại ở các cấp quản lý và DN. Tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm CN địa phương. Tăng cường phổ biến và ứng dụng CNTT về thị trường cho các DN...

Xây dựng các chính sách ưu tiên, tạo điều kiện cho các sản phẩm TTCN được giới thiệu, quảng bá tại các lễ hội, các điểm du lịch trong tỉnh, hội trợ trong nước và quốc tế.

Thứ mười một, nâng cao hiệu quả công tác QLNN: Tăng cường công tác thẩm định, lựa chọn dự án, cấp phép đầu tư; kiểm tra, thanh tra, giám sát, chủ động tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho nhà đầu tư, đảm bảo phát triển CN – TTCN theo định hướng, hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng và đảm bảo môi trường.

 

                                                                                P.V (TH)

 

Các tin khác


Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục