Cây mía tím góp phần cải thiện cuộc sống người dân vùng Đại Đồng (Lạc Sơn).  ảnh: Người dân xã Yên Nghiệp giới thiệu sản phẩm mía tím cho khách hàng.

Cây mía tím góp phần cải thiện cuộc sống người dân vùng Đại Đồng (Lạc Sơn). ảnh: Người dân xã Yên Nghiệp giới thiệu sản phẩm mía tím cho khách hàng.

(HBĐT) - Mía tím Hòa Bình từ lâu đã nổi tiếng bởi chất lượng vượt trội so với các loại mía tím ở nhiều địa phương khác. Mía màu tím thẫm, đậm, cây to đều, dóng dài, ăn mềm và có mùi thơm nhẹ, vị ngọt thanh. Hương vị mía tím đã ghi dấu ấn khó phai trong tiềm thức những người xa quê, người dân Hòa Bình và du khách mọi nơi, trở thành sản vật làm quà cho bạn bè, người thân.

 

Cây mía tím không chỉ là cây xóa đói, giảm nghèo mà còn là cây làm giàu cho nông dân trong tỉnh. Tổng diện tích mía tím của tỉnh khoảng 4.095 ha, được trồng ở hầu hết các địa phương, tập trung nhất ở các huyện: Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Sơn, Yên Thủy, Kỳ Sơn... Cây mía từng đem lại thu nhập cao cho nông dân trong tỉnh. Có thời điểm người dân thu từ 100 - 200 triệu đồng/ha. Mấy năm nay, giá mía tím liên tục sụt giảm, tình hình tiêu thụ chậm, gây khó khăn cho người nông dân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chất lượng mía suy giảm, giống mía bị thoái hóa. ông Bình, thương lái mía tím có thâm niên hàng chục năm thừa nhận: Chất lượng mía tím hiện nay thua xa mía tím ngày xưa. Ngày xưa, bất cứ ai cũng không thể quên khi thưởng thức mía tím Tân Lạc, Cao Phong. Trông mía đã muốn ăn. Mía to, dài óng mượt, ít mắt, mềm mại, dư ệi thanh thoát, làm quà biếu mà mát lòng cả người cho và nhận. Hương vị mía tím ấy bây giờ có lẽ chỉ thấy ở vùng Phong Phú (Tân Lạc).  

Năm nay, giá mía giảm nhưng đầu vụ, mía Phong Phú vẫn bán tới 5.000 đồng/cây. Giờ cũng đạt 2.000 - 3.000 đồng/cây. Còn lại các vùng khác giá mía đều giảm mạnh. ông Bình khẳng định: Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho giá mía tím giảm là do chất lượng bị giảm mạnh. Mía đang thoái hóa. Nhiều diện tích bị sâu bệnh phá hoại làm giảm năng suất, chất lượng. Giống mía không bảo đảm. Nhiều nơi mía không bán được nông dân lại dùng làm giống. Giống mía còi cọc và không bảo đảm. Cùng với đó trên mỗi khu ruộng cứ trồng mía triền miên, đất không được cải tạo nên chất lượng ngày càng kém. Năm này, qua năm khác chất lượng cứ giảm dần. Đến nay, mía không còn như xưa. Mía không óng ả, dóng ngắn lại, nhiều mấu, nhiều đầu mặt, dễ cứng, thân bị sâu, cây mèo cào, rạn nhiều vết chân chim. Thế nên mía tím Hòa Bình ngày càng không hấp dẫn người mua.  

Ông Bùi Huy Cận, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) cho biết: Chất lượng mía kém, giống bị thoái hóa nên giá giảm. Sâu bệnh nhiều, năng suất, chất lượng kém và do bà con vẫn có thói quen lấy hom giống từ vụ trước để trồng cho vụ sau.  

Mặc dù giá mía sụt giảm thế nhưng, mía tím vẫn là cây có giá trị và tiềm năng phát triển so với nhiều loại cây trồng khác của tỉnh. Hiện nay, tỉnh đang chỉ đạo các ngành chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng, sức cạnh trạnh, xây dựng thương hiệu mía tím  Hòa Bình. Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN - Sở KH&CN đang kế thừa kết quả phục tráng, bảo tồn gen mía tím của Trung tâm giống cây trồng để thực hiện nhân giống mía tím sạch bệnh, chất lượng cao bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2017 thay thế toàn bộ giống mía cũ thoái hóa bằng giống mía mới. Mía tím phục tráng toàn bộ diện tích trồng trên địa bàn, tạo tiền đề khôi phục, nâng cao chất lượng mía, duy trì thương hiệu cây mía tím Hòa Bình.  

Ông Trần Đình Thắng, phụ trách Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN cho biết: Phương pháp nhân giống mía nuôi cấy mô tế bào thực vật có thể tạo ra lượng cây giống lớn chỉ trong một thời gian ngắn với các ưu điểm vượt trội như cây con có độ đồng đều cao, cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, sạch bệnh, giữ nguyên được đặc tính di truyền ban đầu, đẻ nhánh nhiều nên thích hợp nhân giống cho các vụ tiếp theo. Thực hiện phương pháp này mía tím Hòa Bình sẽ lấy lại hương vị ngày xưa, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người nông dân trong tỉnh.

 

                                                                              LC  

Các tin khác


Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục