Thừa nhận của kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên cũng chính là thực tế mà thể thao Việt Nam đang trải qua ở Brazil 2016, nhất là đối với môn bơi lội được đầu tư lớn và dài hơi. Thất bại của “tiểu tiên cá” đã buộc giới chức ngành TDTT phải đánh giá lại và chuẩn bị cho một chiến lược lớn hơn…

 

        Nguyễn Thị Ánh Viên đã thể hiện hết mình ở Olympic 2016

 

Dấu ấn duy nhất mà Ánh Viên để lại tại đấu trường Olympic 2016 chính là xếp hạng 9 ở nội dung sở trường 400m cá nhân hỗn hợp nữ, nơi cô về nhất 1 đợt bơi vòng loại. Thành tích cũng tốt (4’36”85), nhưng vẫn chưa thể giúp cô hiện thực hóa giấc mơ lọt vào chung kết. Trong khi đó, Ánh Viên chỉ xếp hạng 26 cự ly 400m tự do nữ (4’16”32) và hạng 33 cự ly 200m cá nhân hỗn hợp (2’16”20).

Không thể so sánh trình độ giữa Ánh Viên với những kình ngư hàng đầu như Katinka Hosszu (Hungary, phá KLTG và Olympic), Madeline Dirado (Mỹ) hay Ye Shiwen (Trung Quốc)… vì sự cách biệt quá lớn. Ở đây, đúng là khi được tranh tài cùng những “siêu kình ngư” của làng bơi lội nữ thế giới, Ánh Viên đã có trải nghiệm tuyệt vời và chuẩn bị kỹ lưỡng, mãnh liệt hơn cho tương lai.
 
Sự nghiệp của Ánh Viên còn rất dài, nhất là khi cô còn chưa đến tuổi 20. Sau thất bại ở Olympic 2016, điều cần thiết là ngành TDTT phải tập trung đầu tư hơn nữa cho kình ngư này, bởi dù sao cô cũng được xem như gương mặt triển vọng bậc nhất của thể thao nước nhà trong tương lai. Điều đó càng rõ ràng hơn khi người hùng bắn súng Hoàng Xuân Vinh đã lớn tuổi và Olympic 2016 có lẽ là sự kiện lớn cuối cùng mà anh có thể đóng góp cho danh tiếng của thể thao Việt Nam.
 
 Đến Olympic để biết mình ở đâu. Ánh Viên thẳng thắn nói như thế sau khi trắng tay tại Rio de Janeiro 2016. Chính HLV Đặng Anh Tuấn ngay từ đầu đã khẳng định đừng quá kỳ vọng vào cô học trò nhỏ của mình, bởi lẽ đấu trường Olympic vẫn vượt tầm của bơi lội Việt Nam, và Ánh Viên vẫn đang như “thợ học việc” trong thế giới bơi lội mênh mông.
 
Thực ra, cứ nhìn vào cuộc tranh tài thì đủ thấy Ánh Viên đang đứng ở đâu trên bản đồ bơi lội thế giới. Cô vẫn còn quá nhỏ bé và cần tôi luyện thêm nữa để làm mới giấc mơ của mình ở Olympic 2020 sau đây 4 năm nữa. “Tiểu tiên cá” đã lên tiếng xin lỗi người hâm mộ cả nước sau thất bại và nhấn mạnh luôn điều đó xuất phát từ phong độ không tốt của mình. Như thế là đầy tinh thần trách nhiệm và rất thẳng thắn. Bản thân Ánh Viên cũng đã hiểu sự kỳ vọng từ nhiều phía dành cho mình lớn đến nhường nào.
 
Nhưng cũng chẳng việc gì phải quá thất vọng cô gái trẻ ạ! Bơi lội Việt Nam may mắn đã sản sinh ra Ánh Viên và cũng chỉ có cô mới đủ sức đưa môn thể thao trọng điểm này vươn xa ở thời điểm hiện tại. Nếu tiếp tục được đầu tư như thời gian qua và thậm chí nhiều hơn nữa, chắc chắn Ánh Viên sẽ tiến gần đến trình độ của những kình ngư xuất sắc nhất thế giới trong 4 năm nữa.
 
Đến Olympic để biết mình ở đâu, để biết cách điều chỉnh chiến lược và để khát vọng chiến thắng dâng cao hơn trong những cuộc tranh tài kế tiếp. Đấy mới là ý chí của 1 VĐV chuyên nghiệp. Tấm gương phấn đấu không biết mệt mỏi của kình ngư Katinka Hosszu (Hungary) chắc chắn đã khắc sâu trong lòng Nguyễn Thị Ánh Viên, bởi lẽ thất bại ở 1 kỳ Olympic không phải là đã chấm hết, mà sẽ khởi đầu cho niềm tin mới. Nên nhớ rằng, phải đợi hơn 1 thập kỷ, Hosszu mới thắng được tấm HCV đầu tiên ở đấu trường Olympic…

 

                     Tiếc cho kình ngư Hoàng Quý Phước

 

 

 Kình ngư Hoàng Quý Phước không thể tạo nên bất ngờ ở đường đua 200m tự do nam, nội dung từng giúp anh đoạt HCV và phá kỷ lục tại SEA Games 28. Phước chỉ đạt thông số 1’50”39, kém xa thành tích 1’48”96 của chính mình. Trên trang facebook cá nhân, Quý Phước đã đăng tải dòng xin lỗi người hâm mộ cả nước, đồng thời tiếc nuối cho công sức đầu tư của ngành TDTT, sự tâm huyết của các HLV dành cho anh suốt thời gian qua.

 

 

                                                                    Theo SGGP

Các tin khác


Giành tối đa suất tham dự Olympic Paris 2024

Mục tiêu của Thể thao Việt Nam đặt ra là giành từ 12 - 15 suất chính thức Olympic Paris 2024.

Cơ hội để Jannik Sinner soán ngôi số một thế giới của Djokovic

Nếu giành vị trí á quân Roland Garros, Jannik Sinner sẽ vươn lên ngôi số một thế giới của ATP, kể cả khi Novak Djokovic bảo vệ thành công chức vô địch tại Pháp.

Trên 400 vận động viên tham gia giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động

Sáng 15/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp Sở VH-TT&DL tổ chức giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh Hòa Bình năm 2024.

Olympic Paris 2024 Các vận động viên tăng tốc luyện tập

Thể thao Việt Nam hiện nay có 10 vận động viên (VĐV) giành suất tham dự Olympic Paris 2024 là: Trịnh Thu Vinh, Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng), Nguyễn Huy Hoàng (bơi), Nguyễn Thùy Linh, Lê Đức Phát (cầu lông), Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Võ Thị Kim Ánh (boxing), Trịnh Văn Vinh (cử tạ), Nguyễn Thị Hương (canoeing), Phạm Thị Huệ (rowing). Các VĐV đang dồn sức tập luyện với quyết tâm cao để hy vọng có thành tích cao, song hy vọng có huy chương là không dễ dàng.

Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam giành suất dự giải châu Á

Ngày 14/5, theo thông tin từ Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), 16 tay vợt của Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam đang tranh tài tại Giải Vô địch Bóng bàn trẻ Đông Nam Á 2024 diễn ra tại Malaysia. Với thành tích xuất sắc tại Giải, các tay vợt bóng bàn trẻ Việt Nam đã giành quyền tham dự Giải Vô địch trẻ châu Á 2024.

Lịch thi đấu chính thức Euro 2024

UEFA Euro 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15/6 đến 15/7 tại Đức mùa hè này. Chủ nhà Đức, đương kim vô địch Italy cùng với Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Bỉ là những ứng cử viên vô địch hàng đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục