Ngày 3-2 vừa qua, Tổng cục TDTT chính thức duyệt danh sách các HLV, VĐV xuất sắc hưởng chế độ đặc thù trong năm 2017. Tổng cộng có 55 VĐV của 19 môn thể thao được đưa vào danh sách này.

 

Môn Olympic chiếm ưu thế

Trong 19 môn trên, duy nhất 2 môn wushu và pencak silat là không thuộc nhóm cơ bản của  Olympic. 17 môn còn lại có thành viên được hưởng chế độ đặc thù (người trong nghề vẫn quen gọi với nhau: trọng điểm) gồm bắn súng, cử tạ, điền kinh, bơi lội, TDDC, đấu kiếm, cầu lông, rowing, canoeing, xe đạp, bắn cung, quần vợt, judo, boxing, taekwondo, karatedo... Bơi lội và điền kinh thuộc nhóm môn được quan tâm số 1 của thể thao Việt Nam. Do vậy, trong danh sách trọng điểm của năm 2017, hai môn này có số VĐV được đưa vào khá đông đảo (bơi 6 người, điền kinh 7 người).

 

Điền kinh và bơi lội thuộc nhóm môn được quan tâm số 1 của thể thao Việt Nam. Ảnh: H.Hùng – N.Anh

 


Bắn súng sau năm thành công 2016 với 1HCV, 1HCB tại Olympic 2016 vẫn đầy đủ những xạ thủ từng dự Olympic tại Brazil vào danh sách trọng điểm năm nay. Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh và Trần Quốc Cường tiếp tục được hưởng chế độ VĐV xuất sắc. Ngoài họ, đồng đội Hà Minh Thành, Lê Thị Hoàng Ngọc, Nguyễn Duy Hoàng có ở danh sách năm nay. Trước đó, HLV trưởng đội bắn súng Việt Nam – bà Nguyễn Thị Nhung từng xác nhận, từng tuyển thủ phải nỗ lực để làm tốt nhất năng lực của mình thì mới xứng đáng với vị trí mũi nhọn mà mọi người kỳ vọng.

Dễ thấy, với các xạ thủ trọng điểm này, chúng ta tiếp tục đặt niềm tin vào tổ súng ngắn. Xạ thủ duy nhất thi đấu súng trường là Nguyễn Duy Hoàng được đánh giá tốt về chuyên môn nên nằm trong nhóm VĐV trọng điểm không phải không có lý.

Không thể coi là bài toán chế độ?

Ra đời danh sách trọng điểm, hưởng chế độ cao hơn so với mặt bằng chung là nỗ lực của các bên liên quan (trong đó có Tổng cục TDTT tham mưu). Đây là điều rất mừng. Phải thấy rõ, HLV, VĐV trọng điểm được hưởng mức cao nên bỏ qua tư tưởng giải bài toán chế độ cho bản thân họ. Đây chính là những cá nhân được Nhà nước đầu tư cho các mục tiêu quan trọng của thể thao quốc gia. Thực tế, thể thao chúng ta bị vướng vào câu chuyện áp lực thành tích trong các Đại hội theo tính thời điểm.

Chương trình thi đấu SEA Games – Asian Games – Olympic luôn quay vòng nối tiếp theo một chu kỳ năm này tới năm khác (Ví dụ, sau Olympic 2016, tất cả đã phải vào guồng cho SEA Games 2017 và sau SEA Games 2017 thì tới Asian Games 2018. Tiếp đó là tới SEA Games 2019 rồi Olympic 2020). Do đó, VĐV và HLV ở danh sách “trọng điểm” đều hiểu trước mắt nỗ lực cho Đại hội thể thao quan trọng ở năm đó.
Chương trình trọng điểm  ít nhiều đồng nghĩa nuôi gà nòi trong giai đoạn dài hơi. Tuy nhiên, số VĐV nổi bật chỉ giới hạn trong một vài cá nhân nên tất cả nhà quản lý không thể ém quân lâu dài được. Nâng tiền dinh dưỡng cho HLV, VĐV phải có chuyên gia dinh dưỡng thẩm định bằng chuyên môn. Để từ đó, VĐV của môn nào cần bổ sung thực phẩm gì và số lượng tiếp nhận ra sao. Nếu chỉ tăng lượng thực phẩm lên gấp đôi nhờ tiền dinh dưỡng nhiều hơn thì chưa hẳn đã hiệu quả.

Năm 2016, thể thao Việt Nam trong chiến lược chuẩn bị cho Olympic đã có nhiều gương mặt nổi bật được vào danh sách “trọng điểm”. Sau 1 năm, nhiều gương mặt đó đã không còn “trọng điểm” như Tiến Minh (cầu lông), Nguyễn Thị Huyền (điền kinh), Nguyễn Thành Ngưng (điền kinh), Văn Ngọc Tú (judo), Phan Thị Hà Thanh (TDDC), Nguyễn Thị Lệ Dung (đấu kiếm)... Điều này không bất ngờ. VĐV có tuổi đã dừng bước thi đấu cần tuyến trẻ thay thế. VĐV trẻ có chuyên môn và khả năng phát triển lâu dài cần ưu tiên vào danh sách trọng điểm thì mới thực chất hơn. Dĩ nhiên họ phải được sự sàng lọc chuyên môn.

 

                                                              Theo SGGP

Các tin khác


Giành tối đa suất tham dự Olympic Paris 2024

Mục tiêu của Thể thao Việt Nam đặt ra là giành từ 12 - 15 suất chính thức Olympic Paris 2024.

Cơ hội để Jannik Sinner soán ngôi số một thế giới của Djokovic

Nếu giành vị trí á quân Roland Garros, Jannik Sinner sẽ vươn lên ngôi số một thế giới của ATP, kể cả khi Novak Djokovic bảo vệ thành công chức vô địch tại Pháp.

Trên 400 vận động viên tham gia giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động

Sáng 15/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp Sở VH-TT&DL tổ chức giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh Hòa Bình năm 2024.

Olympic Paris 2024 Các vận động viên tăng tốc luyện tập

Thể thao Việt Nam hiện nay có 10 vận động viên (VĐV) giành suất tham dự Olympic Paris 2024 là: Trịnh Thu Vinh, Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng), Nguyễn Huy Hoàng (bơi), Nguyễn Thùy Linh, Lê Đức Phát (cầu lông), Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Võ Thị Kim Ánh (boxing), Trịnh Văn Vinh (cử tạ), Nguyễn Thị Hương (canoeing), Phạm Thị Huệ (rowing). Các VĐV đang dồn sức tập luyện với quyết tâm cao để hy vọng có thành tích cao, song hy vọng có huy chương là không dễ dàng.

Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam giành suất dự giải châu Á

Ngày 14/5, theo thông tin từ Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), 16 tay vợt của Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam đang tranh tài tại Giải Vô địch Bóng bàn trẻ Đông Nam Á 2024 diễn ra tại Malaysia. Với thành tích xuất sắc tại Giải, các tay vợt bóng bàn trẻ Việt Nam đã giành quyền tham dự Giải Vô địch trẻ châu Á 2024.

Lịch thi đấu chính thức Euro 2024

UEFA Euro 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15/6 đến 15/7 tại Đức mùa hè này. Chủ nhà Đức, đương kim vô địch Italy cùng với Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Bỉ là những ứng cử viên vô địch hàng đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục