Cầu thủ cũng là con người nên khó tránh khỏi những sai lầm cám dỗ, vấn đề là họ có ý thức giữ gìn bản thân để kiếm tiền một cách chân chính tại môi trường BĐCN Việt Nam hay không?

Liên quan đến loạt bài về chuyện hậu trường cầu thủ trong làng bóng đá Việt của Thể Thao VietNamNet sau sự kiện tiền đạo Molina đột tử vì sốc ma túy, đã có rất nhiều những ý kiến từ các CLB, những chuyên gia, các quan chức lãnh đạo LĐBĐVN.

Và tất nhiên, phản hồi từ phía người hâm mộ cũng là một kênh thông tin rất đáng suy ngẫm, chắc chắn không thể bỏ qua.

Molina. Ảnh: Đức Anh

Cái chết bất ngờ của Molina (trái) để lại bài học đau xót cho nhiều cầu thủ. Ảnh: Đức Anh

Bạn Tôn Đức Sáu (Huế) đưa ra một quan điểm bao quát. Theo bạn Sáu: "Môi trường nào, xã hội nào cũng có những mặt trái của nó, vấn đề là khả năng tự kiểm soát bản thân. Hơn ai hết những con người đang hành nghề trong bóng đá chuyên nghiệp đầy khắc nghiệt, cần biết phải làm gì và sống ra sao để tồn tại .

Chưa hẳn những cầu thủ này sang Việt Nam mới hư, mà có thể ở quê nhà, họ đã mang trong mình căn bệnh trầm kha đó rồi. Vấn đề là cách thức quản lý con người của lãnh đạo các đội bóng".

Đúng, cách quản lý nội bộ ở các CLB là một nguyên nhân không nhỏ tác động đến ý thức chuyên nghiệp, bản lĩnh hay sự sa ngã của bất cứ cầu thủ nào.

Nhưng như HLV Nguyễn Thành Vinh đã từng phát biểu trên Thể Thao VietNamNet, cầu thủ cũng là con người nên chúng ta không thể quản lý họ một cách máy móc được.

Ý kiến này đã được Văn Tuân (Hà Nội) chia sẻ rất thật thà: "Nhậu nhẹt thì nước nào mà chả có, cầu thủ cũng là con người, cứ chắp vá vụ này sang vụ kia, năm này sang năm khác rồi kết luận cầu thủ ăn nhậu.

Bóng đá chuyên nghiệp rồi, suy tính cũng phả chuyên nghịêp lên chứ. Nó cũng giống như ông chủ tịch FIFA S. Blatter vừa rồi cao hứng đề nghị bỏ luật việt vị ấy, bỏ nó thì có còn bóng đá không? Cầu thủ bỏ ăn nhậu, bỏ bồ bịch thì "outside" của mấy ngàn mét vuông sân bóng còn gì là thú vị nữa".

Ngoài

Và mong rằng, từ những người đã từng sa ngã như Xuân Thành (áo trắng) biết rút kinh nghiệm mà đứng dậy. Ảnh: Đức Anh

Nguyễn Ngọc Hùng (TP.HCM) đánh giá: "Môi trường xã hội VN hiện nay nói chung, không riêng gì bóng đá, rất dễ làm hư con người.  Bởi thế, cầu thủ bóng đá ngoại có gì đặc biệt đâu mà không bị môi trường xã hội tệ hại của chúng ta "giết" như rệp!!!"

Thu nhập cao, kiếm được nhiều tiền từ bóng đá cũng được nhìn nhận là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ăn chơi sa đọa, dễ ’dính’ vào ma túy hay các tệ nạn xã hội khác.

Theo bạn hâm mộ có nickname black, "Nhiều tiền nên ăn chơi nhiều là phải thôi. Các cầu thủ nội ở VN trong mấy năm nay được định giá cao so với tài năng thật sự của họ.

Các cầu thủ này ít được đào tạo, học hành tử tế, đa số, từ khi học tiểu học, trung học đã được phát hiện và tham gia các giải thể thao nên việc học hành bị bỏ bê, các trường học thường chiếu cố và vẫn cấp "bằng đẹp, điểm đẹp" để họ qua cấp học, mặc dù đầu óc họ "trống rỗng".

Thứ 2, do họ nhanh chóng sở hữu một số tiền lớn và trở nên giàu có, những người như thế dễ trở nên hư hỏng hơn những người vất vả làm ra từng đồng. Thứ 3, do họ quá được cưng chiều".

Tshamala đã bị kèm cặp rất chặt trong trận đấu với Shandong Luneng

Tshamala (giữa) và các ngoại binh khác đang thi đấu ở VN cũng vậy. Ảnh: Gia Khánh

Cần phải loại bỏ hết những ’con sâu’ đó ra khỏi các đội bóng thì BĐVN mới phát triển tốt được.

                                                                                          Theo Vnn

Nhưng đây là chuyện cực kỳ khó khăn. Chính vì thế, giải pháp tức lời vẫn sẽ là giám sát, tăng cường các hoạt động kiểm tra.

Nguyễn Hoàng Giang (Hà Nội) thắc mắc: "Có một điều lạ là ngoại binh nhiễm HIV mà vẫn được CLB sử dụng. Trong khi việc kiểm tra y tế phát hiện nhiễm HIV không hề khó. Qua đó cho thấy việc quản lý ở VN chưa chuyên nghiệp.

Tại các nền bóng đá chuyên nghiệp, cầu thủ có được ra sân chơi bóng hay không, việc kiểm tra y tế là khâu bắt buộc và được làm rất cẩn thận".

Bạn Nguyễn Thế Tuyền (Bình Định) cho rằng: "Phải tổ chức kiểm tra doping từng cầu thủ, nhất là cầu thủ ngoại khi còn có thể. Đừng để mất bò mới lo làm chuồng".

Các tin khác


Giành tối đa suất tham dự Olympic Paris 2024

Mục tiêu của Thể thao Việt Nam đặt ra là giành từ 12 - 15 suất chính thức Olympic Paris 2024.

Cơ hội để Jannik Sinner soán ngôi số một thế giới của Djokovic

Nếu giành vị trí á quân Roland Garros, Jannik Sinner sẽ vươn lên ngôi số một thế giới của ATP, kể cả khi Novak Djokovic bảo vệ thành công chức vô địch tại Pháp.

Trên 400 vận động viên tham gia giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động

Sáng 15/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp Sở VH-TT&DL tổ chức giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh Hòa Bình năm 2024.

Olympic Paris 2024 Các vận động viên tăng tốc luyện tập

Thể thao Việt Nam hiện nay có 10 vận động viên (VĐV) giành suất tham dự Olympic Paris 2024 là: Trịnh Thu Vinh, Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng), Nguyễn Huy Hoàng (bơi), Nguyễn Thùy Linh, Lê Đức Phát (cầu lông), Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Võ Thị Kim Ánh (boxing), Trịnh Văn Vinh (cử tạ), Nguyễn Thị Hương (canoeing), Phạm Thị Huệ (rowing). Các VĐV đang dồn sức tập luyện với quyết tâm cao để hy vọng có thành tích cao, song hy vọng có huy chương là không dễ dàng.

Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam giành suất dự giải châu Á

Ngày 14/5, theo thông tin từ Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), 16 tay vợt của Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam đang tranh tài tại Giải Vô địch Bóng bàn trẻ Đông Nam Á 2024 diễn ra tại Malaysia. Với thành tích xuất sắc tại Giải, các tay vợt bóng bàn trẻ Việt Nam đã giành quyền tham dự Giải Vô địch trẻ châu Á 2024.

Lịch thi đấu chính thức Euro 2024

UEFA Euro 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15/6 đến 15/7 tại Đức mùa hè này. Chủ nhà Đức, đương kim vô địch Italy cùng với Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Bỉ là những ứng cử viên vô địch hàng đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục