Có một điểm đáng chú ý trong báo cáo thực trạng và giải pháp về thể thao thành tích cao TPHCM chính là việc không đề cập đến vai trò và hoạt động của các liên đoàn mặc dù TPHCM là địa phương duy nhất trong cả nước có liên đoàn ở hầu hết các môn thể thao đỉnh cao.

 

Đại hội thường niên năm 2010 của LIên đoàn Bóng đá TPHCM.

Muốn làm tốt, phải lấn quyền

Đến thời điểm này, gần như chỉ có LĐ bóng đá (HFF) là hoạt động tương đối hiệu quả. Có 2 lý do: các đội bóng đều chuyên nghiệp, không phụ thuộc về chuyên môn đối với cơ quan quản lý nhà nước và quan trọng hơn, vai trò chủ tịch liên đoàn của ông Lê Hùng Dũng quá nổi bật, đủ sức “lấn áp” các thành viên chuyên môn do cơ quan quản lý cử sang phối hợp.

Ở bóng đá, thi đấu gần như liên tục nên thành tích cũng dễ nhận biết và điều chỉnh. Ví dụ, khi đứng trước nguy cơ trở thành “vùng trắng” HFF đã có ngay 2 thành viên mới là Navibank Sài Gòn (V-League) và Xuân Thành Sài Gòn (hạng nhất) với lực lượng từ nơi khác đến.

Là một doanh nhân nổi tiếng, lại kiêm nhiệm chức Phó Chủ tịch của VFF, ông Lê Hùng Dũng nhanh chóng đem lại nguồn tài chính mạnh, đủ sức tổ chức các giải đấu từ phong trào đến quốc tế. Hoạt động của HFF gần như “che mờ” vai trò bộ môn bóng đá của cơ quan quản lý nhà nước. Đánh giá về điều này, có ý kiến cho rằng HFF đã “lạm quyền” nhưng cũng có ý kiến khác cho rằng nếu không có sự lấn quyền như vậy, HFF không thể hoạt động hiệu quả được.

Minh chứng là LĐ bóng chuyền. Chỉ trong vòng 5 năm, gần như toàn bộ lãnh đạo liên đoàn lần lượt từ chức vì bất đồng với bộ môn dù đứng đầu là ông Phạm Phú Ngọc Trai - một doanh nhân lừng danh. Đây là liên đoàn rất mạnh trong quá khứ, có thời điểm đưa bóng chuyền vượt qua bóng đá về mức độ quan tâm của quần chúng nhưng đến nay hầu như không thể hoạt động.

Việc 2 đội bóng chuyền nam, nữ chuyển hẳn về cho trung tâm Tân Bình và Phú Nhuận quản lý mới đây gần như “khai tử” liên đoàn một thời lừng danh này.

Không hiệu quả vì bận cãi nhau với bộ môn?

Một lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch cho rằng, hiện tại liên đoàn chỉ cần làm 4 nhiệm vụ là quá… tốt rồi: Tổ chức thi đấu, thuê chuyên gia, vận động tài trợ, chăm sóc đời sống (tiền bồi dưỡng, thưởng…) cho VĐV đỉnh cao. Phần chuyên môn cứ để cho bộ môn.

Dễ nhận thấy là 4 nhiệm vụ trên đều liên quan đến chuyện kiếm tiền, vốn không thuộc chức năng của bộ môn. Thực tế là ngoài HFF, chẳng liên đoàn nào thực hiện nổi 4 công tác trên. Như vậy, phải chăng là việc liên đoàn can thiệp vào chuyên môn là sai?

Cần phải thấy rằng, nếu chỉ làm 4 công việc nói trên thì liên đoàn gần như một công ty quảng cáo, sự kiện. Nhưng để làm được điều đó, họ lại cần phải có sự bảo đảm thành tích thi đấu. Không thể tìm tiền hoặc tổ chức cho hoành tráng mà thi đấu không ra gì. Đấy là lý do các liên đoàn phải can thiệp từ việc tuyển chọn VĐV đến mục tiêu thành tích từng giải đấu cụ thể. Nhưng làm thì dẫm chân lên công việc của bộ môn.

Đã thế, nếu thi đấu không thành công, dư luận lại quy trách nhiệm cho liên đoàn. Thời gian gần đây, ở các môn bóng bàn, cầu lông, bi sắt lại có tình trạng VĐV xin nghỉ, kiện cáo về tiền nong đều để phản ứng với bộ môn. Có biết thì liên đoàn không thể giải quyết được.

Hơn nữa, môn nào cũng có liên đoàn nhưng cơ cấu lại không mạnh. Đa số các vị trí chủ chốt đều do cán bộ sở kiêm nhiệm, “vừa đá bóng, vừa thổi còi” nên cuối cùng  liên đoàn không phát huy tác dụng mà hoạt động chuyên môn cũng kém đi sự linh hoạt cần thiết. Kinh nghiệm tại Hà Nội, trung tâm thể thao số 1 Việt Nam, cho thấy không nhất thiết phải tồn tại các liên đoàn.

Một nhà quản lý thể thao tại Hà Nội thậm chí nói thẳng trên báo rằng thành lập liên đoàn “chỉ mất thời gian cãi nhau”. Thực tế tại TPHCM cũng đã đến gần mức “cãi nhau” nhưng quan trọng hơn là tính hiệu quả của các liên đoàn hiện quá kém cỏi.

 

                                                                                       Theo SGGP

 

 

Các tin khác


Giải bóng đá cộng đồng lớn nhất của người Việt Nam tại Anh

Theo phóng viên TTXVN tại London, ngày 19/5, Hội người Việt Nam tại Anh (VAUK), Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Anh (VBUK) và Hội trí thức Việt Nam tại Anh và Ireland (VIS) đã tổ chức giải bóng đá người Việt tại Anh lần thứ 6 với tên gọi Kamito Cup 2024 nhằm chào mừng 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (1890 - 2024).

Hoà Bình FC hoà 0-0 Câu lạc bộ Phù Đổng Ninh Bình trong thế hơn người

Chiều  19/5, trên Sân vận động tỉnh Hoà Bình, Câu lạc bộ bóng đá Hoà Bình (Hoà Bình FC) đã có trận đấu với Câu lạc bộ Phù Đổng Ninh Bình trong khuôn khổ vòng 17, Giải Bóng đá hạng Nhất quốc gia - Bia Sao Vàng năm 2023/2024. Hai đội ra sân với đội hình mạnh nhất.

Haaland đoạt giải Vua phá lưới Ngoại hạng Anh

Tiền đạo Erling Haaland ghi 27 bàn trong 31 trận mùa 2023-2024, để lần thứ hai liên tiếp thắng giải Vua phá lưới Ngoại hạng Anh.

Hòa Bình đoạt 38 huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc khu vực I

Tại Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp UBND tỉnh Phú Thọ vừa tổ chức bế mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, năm 2024 - khu vực I và trao giải cho các đoàn đạt thành tích cao ở 11 bộ môn.

116 vận động viên tham gia Giải Bơi các cự ly trẻ - vô địch – trung cao tuổi 

Ngày 19/5, tại Bể bơi tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Giải Bơi các cự ly trẻ - vô địch - trung cao tuổi tỉnh Hòa Bình năm 2024. Tới dự có lãnh đạo các ban, sở, ngành, đoàn thể; Phòng Văn hóa và Thông tin; Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông các huyện, thành phố; các thành viên Ban tổ chức, Hội đồng trọng tài; các huấn luyện viên...

Tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước

Bơi lội là môn thể thao không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện tinh thần, thể lực, mà còn là giải pháp hữu hiệu nhất để tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ tai nạn đuối nước, phòng tránh đuối nước. Sông Đà chảy qua nhiều phường, xã trên địa bàn TP Hòa Bình, tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ xảy ra đuối nước rất cao. Do vậy những năm qua, TP Hòa Bình luôn quan tâm công tác dạy bơi, tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước cho người dân, nhất là trẻ em.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục