Cổ động viên bao vây sân Cao Lãnh trong một trận đấu ở mùa giải 2009.

Cổ động viên bao vây sân Cao Lãnh trong một trận đấu ở mùa giải 2009.

Cách giải quyết nạn bạo lực trên sân cỏ Việt Nam có những nghịch lý khó lý giải. Nếu như ở các nước tiên tiến, chỉ cần thông qua băng ghi hình các trận đấu, ban tổ chức có thể gia tăng thêm án phạt, thì ở Việt Nam, nhiều khi bộ phận kỷ luật phạt nặng nhưng chuyển sang cho bên khiếu nại lại được giảm án.

 

Xử không đúng mức

Mới đây nhất là hành vi vái lạy trọng tài trên sân của Lê Công Vinh mùa bóng 2010. Ban kỷ luật ra “án” cấm 6 trận nhưng chẳng hiểu sao, sau khi Công Vinh làm đơn xin giảm án, ban xử lý khiếu nại lại hạ xuống còn 2 trận trong cùng một hành vi đã được phát trực tiếp trên truyền hình cả nước. Điều đáng nói là trước đó đã có một trọng tài bức xúc viết đơn gửi VFF tố giác hành vi lăng mạ của Công Vinh đối với ông này ở một trận đấu khác. Xét về mức độ tái phạm, không tăng thêm án phạt thì thôi, đằng này lại đi giảm án.

Tương tự là cách xử lý của VFF đối với các CĐV trong mùa bóng 2010. Trước đó, năm 2009, VFF từng xử rất nặng Hội CĐV Hải Phòng bằng cách cấm không được đến cổ vũ trên các sân khác. Thế nhưng, ở vòng 7 V-League 2010, dù CĐV Hải Phòng quậy phá, tấn công đội khách Đồng Tâm Long An trong và sau trận đấu nhưng rốt cục VFF chỉ phạt có 60 triệu đồng, dù tính từ năm 2008 đến thời điểm đó đã hơn 12 lần CĐV Hải Phòng làm loạn và bị kỷ luật. Quan điểm của VFF đưa ra rất buồn cười, đó là: “Sai phạm năm nào thì xử lý năm đó”. Mặc dù hành động quậy phá trên diễn ra đều đặn và liên tục tăng dần mức độ qua từng mùa giải.

Chính vì cách xử lý rất kỳ lạ ấy mà đến vòng 19 cũng trong mùa giải 2010, sân Lạch Tray bị “treo sân” do để CĐV nhà quậy ở vòng 18. Tưởng đã thấm đòn, sang đến vòng 22, sân Lạch Tray lại bị cấm tổ chức thêm một lần nữa, đủ thấy các án phạt của VFF như một cái tát yêu không hơn không kém.

Ví dụ tiêu biểu nhất của các án phạt không đủ trọng lượng của VFF chính là sự cố tại sân Vinh mùa bóng 2008. Vào tháng 4-2008, bạo loạn diễn ra trong trận đấu giữa Sông Lam Nghệ An và Thể Công, sân Vinh bị “treo” 2 trận. Nhưng ngay khi vừa được tổ chức lại, sang tháng 5-2008, lại xảy ra vụ bạo loạn (trận Sông Lam Nghệ An - Hải Phòng) còn kinh khủng hơn với việc gián tiếp gây ra cái chết của một công dân bên ngoài sân bóng. Phải đến mức độ đó, VFF mới “treo sân” Vinh đến hết giải.

Phạt chiếu lệ

Ở số báo trước, chúng tôi có đề cập đến một vụ việc tại sân Nam Định mùa bóng 2010 khi một thành viên của ban tổ chức sân đã tấn công phóng viên Duy Bùi của Báo điện tử 24h khi anh đang chụp ảnh màn đánh nhau giữa 2 đội Đồng Tâm Long An và Nam Định. Cuối cùng, ban tổ chức sân Nam Định chỉ bị nhắc nhở còn 2 đội bóng cũng vô can (chỉ xử phạt 2 cầu thủ). Điều đáng nói là cuối mùa bóng 2009, cũng chính người tấn công phóng viên Duy Bùi đã hành hung thành viên của ban huấn luyện đội Hà Nội T&T ngay tại sân này (tất nhiên sân Nam Định cũng chẳng bị phạt). Hai sự việc liên tiếp xảy ra nhưng mức xử lý chẳng khác nhau. Dư luận rất bức xúc và cho rằng VFF quá nể nang một nhân vật đặc biệt nào đó ở Nam Định mà không dám mạnh tay.

Trước khi đưa ra án phạt, ban kỷ luật VFF phải tổng hợp rất nhiều chứng cứ, quan trọng nhất là băng ghi hình nhưng dù có đủ tất cả, bao giờ án phạt cũng đưa ra nhẹ hơn mức độ vi phạm. Nếu các bị can khiếu nại, thế nào án phạt cũng giảm. Có một điều dễ nhận thấy là VFF hầu như không quản lý nổi các sân bóng (vốn thuộc cơ quan quản lý nhà nước). Trong khi đó, với các đội bóng, có hiện tượng nhất bên trọng, nhất bên khinh. Như cuối mùa giải 2009, trận đấu giữa Đồng Tháp và Hải Phòng tại Cao Lãnh xảy ra sự cố nghiêm trọng: Trên sân cỏ, cầu thủ Đồng Tháp lao vào tấn công trọng tài; trên khán đài, CĐV Đồng Tháp ném vật lạ xuống sân như mưa, sau đó còn bao vây bên ngoài sân bóng suốt gần 1 giờ đồng hồ để truy lùng tổ trọng tài. Chưa hết họ còn kéo nhau đến khách sạn để đe dọa đội Hải Phòng. Cũng trong trận này, CĐV Hải Phòng dù đang bị cấm không được đến sân khách xem bóng đá vẫn có mặt trên khán đài. Một vụ việc có đủ các vi phạm như thế mà rốt cuộc sân Cao Lãnh chỉ bị phạt 25 triệu đồng còn cầu thủ tấn công trọng tài chỉ chịu phạt… 5 triệu đồng.

 

                                                                                      Theo SGGP

 

Các tin khác


Giành tối đa suất tham dự Olympic Paris 2024

Mục tiêu của Thể thao Việt Nam đặt ra là giành từ 12 - 15 suất chính thức Olympic Paris 2024.

Cơ hội để Jannik Sinner soán ngôi số một thế giới của Djokovic

Nếu giành vị trí á quân Roland Garros, Jannik Sinner sẽ vươn lên ngôi số một thế giới của ATP, kể cả khi Novak Djokovic bảo vệ thành công chức vô địch tại Pháp.

Trên 400 vận động viên tham gia giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động

Sáng 15/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp Sở VH-TT&DL tổ chức giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh Hòa Bình năm 2024.

Olympic Paris 2024 Các vận động viên tăng tốc luyện tập

Thể thao Việt Nam hiện nay có 10 vận động viên (VĐV) giành suất tham dự Olympic Paris 2024 là: Trịnh Thu Vinh, Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng), Nguyễn Huy Hoàng (bơi), Nguyễn Thùy Linh, Lê Đức Phát (cầu lông), Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Võ Thị Kim Ánh (boxing), Trịnh Văn Vinh (cử tạ), Nguyễn Thị Hương (canoeing), Phạm Thị Huệ (rowing). Các VĐV đang dồn sức tập luyện với quyết tâm cao để hy vọng có thành tích cao, song hy vọng có huy chương là không dễ dàng.

Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam giành suất dự giải châu Á

Ngày 14/5, theo thông tin từ Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), 16 tay vợt của Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam đang tranh tài tại Giải Vô địch Bóng bàn trẻ Đông Nam Á 2024 diễn ra tại Malaysia. Với thành tích xuất sắc tại Giải, các tay vợt bóng bàn trẻ Việt Nam đã giành quyền tham dự Giải Vô địch trẻ châu Á 2024.

Lịch thi đấu chính thức Euro 2024

UEFA Euro 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15/6 đến 15/7 tại Đức mùa hè này. Chủ nhà Đức, đương kim vô địch Italy cùng với Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Bỉ là những ứng cử viên vô địch hàng đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục