Chỉ trong khuôn khổ vòng 8 V-League cuối tuần qua đã có 2 vụ việc liên quan đến khán giả: đầu tiên là chuyện trưởng BTC sân Bình Dương va chạm với 1 CĐV trên khán đài. Sau đó một ngày đội HN ACB bị khán giả sân Nha Trang bao vây, mất 15 phút mới ra khỏi sân. Những tín hiệu bất ổn từ khán đài buộc người ta phải liên tưởng đến điều tồi tệ đã xảy ra ở mùa bóng 2008.

 

Khán đài V-League đang như một “lò lửa”. Ảnh: V.S.I

Liên tiếp sự cố...

Năm 2008, liên tiếp trong vòng một tháng, sân Vinh xảy ra 2 cuộc bạo loạn trên khán đài giữa CĐV đội chủ nhà SLNA và các đội khách Thể Công, Hải Phòng. Máu đã đổ và thậm chí, cũng đã có một người chết bên ngoài sân do tai nạn xe. Thời điểm đó, đã có dư luận yêu cầu nên ngưng tổ chức V-League nhằm kiểm soát tình hình.

Va chạm giữa các nhóm CĐV với nhau có nguyên nhân từ công tác tổ chức, đặc biệt là khâu bảo vệ an ninh và kiểm tra trước các trận đấu. Tuy nhiên, những vụ việc tại vòng 8 thậm chí còn có cấp độ  cao hơn khi chính CĐV đội chủ nhà lại gây chuyện dù không có tác động từ CĐV đội khách.

Tại sân Bình Dương, từ đầu giải đến nay có đến 3 lần CĐV gây hấn với cầu thủ đội nhà. Ở vòng 3, đội trưởng Quang Thanh đứng dưới sân “thách đấu” với khán giả. Đến vòng 8, trưởng BTC sân, cựu HLV  đội Bình Dương lao lên khán đài để đôi co. Trong khi đó, thủ môn Thế Anh suýt nữa đã tấn công một khán giả khác. Đấy là chưa kể đến trường hợp trung vệ Chí Công bị một nhóm người (được cho là các CĐV) rượt chém ngoài đường.

Tại sân Nha Trang, từ đầu giải đến nay, cũng có ít nhất 3 trận khán giả phản ứng mạnh với đội nhà, chiều chủ nhật vừa qua, họ lại tấn công đội khách vì cho rằng HN ACB đã cố tình trêu tức họ. Trong khi đó, ở sân Lạch Tray, dù mùa này không có lượng người xem đông như 3 mùa trước, nhưng gần như trận nào mà đội Hải Phòng không giành được chiến thắng là khán giả lại chửi mắng cầu thủ của mình.

Nhiều cầu thủ Hải Phòng nói với chúng tôi, họ bắt đầu “sợ” khi phải thi đấu trên sân nhà.

Trong bóng đá, chuyện thắng – thua là điều bình thường và cũng chẳng đội bóng nào có thể duy trì mãi phong độ. Một thất bại  thường do khá nhiều nguyên nhân chứ chưa hẳn là lỗi của cầu thủ. Thế nhưng, các cầu thủ cho rằng, khán giả ngày càng dùng nhiều từ ngữ cay độc để chửi mắng chứ không đơn thuần chỉ là phản ứng tức giận.

Căn bệnh chửi

Ngay trên các diễn đàn, đã có những xung đột giữa các thành viên với nhau khi bình phẩm về thất bại của đội nhà. Thông thường, sau mỗi trận thua, có ít nhất 2 chủ đề mang nội dung nặng nề chỉ trích đội, tạo nên những “cuộc chiến” trên diễn đàn.

“Thế giới ảo” đã thế, thực tế trên sân còn tồi tệ hơn. Chúng tôi  đã có mặt tại sân Bình Dương chiều thứ  bảy vừa qua và phải công nhận là thật khó để chịu đựng những lời miệt thị của một nhóm khán giả trên khán đài A nhắm vào thủ môn Thế Anh. Ngoài chuyện qui cho cầu thủ này bán độ, họ còn đưa tên cha mẹ của Thế Anh ra mà chửi.

Những hành vi như thế đầy rẫy trên các khán đài tại V-League đến mức, nhiều khán giả chân chính không còn dám đưa con mình đến sân xem bóng đá vì sợ nhiễm thói vô văn hóa. Dần dần, khán đài trở thành chốn riêng của một bộ phận khán giả chỉ đến sân để chửi cho sướng miệng.

Điều đáng nói là lực lượng an ninh khá mỏng cùng với việc qui định khá lỏng lẻo đối với hành vi khi đi xem  bóng đá đã tạo điều kiện cho thái độ vô văn hóa trên khán đài ngày càng đi xa các giới hạn đạo đức.

Bên cạnh đó, hoạt động của CLB cũng tách rời mối quan hệ với CĐV của mình. Khoảng cách giữa đội bóng, BTC các sân và khán giả càng lớn thì càng làm cho khán đài trở nên không yên ả.

Liên quan đến vụ việc của trưởng BTC sân Bình Dương, lãnh đạo CLB này cho biết đã có buổi họp kiểm điểm và cũng đã có mức kỷ luật. Tuy nhiên, hiện chưa có kết luận cuối cùng về việc liệu ông này có đánh CĐV hay chỉ là phản ứng giữa 2 bên.

 

                                                                                  Theo SGGP

 

Các tin khác


Giành tối đa suất tham dự Olympic Paris 2024

Mục tiêu của Thể thao Việt Nam đặt ra là giành từ 12 - 15 suất chính thức Olympic Paris 2024.

Cơ hội để Jannik Sinner soán ngôi số một thế giới của Djokovic

Nếu giành vị trí á quân Roland Garros, Jannik Sinner sẽ vươn lên ngôi số một thế giới của ATP, kể cả khi Novak Djokovic bảo vệ thành công chức vô địch tại Pháp.

Trên 400 vận động viên tham gia giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động

Sáng 15/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp Sở VH-TT&DL tổ chức giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh Hòa Bình năm 2024.

Olympic Paris 2024 Các vận động viên tăng tốc luyện tập

Thể thao Việt Nam hiện nay có 10 vận động viên (VĐV) giành suất tham dự Olympic Paris 2024 là: Trịnh Thu Vinh, Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng), Nguyễn Huy Hoàng (bơi), Nguyễn Thùy Linh, Lê Đức Phát (cầu lông), Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Võ Thị Kim Ánh (boxing), Trịnh Văn Vinh (cử tạ), Nguyễn Thị Hương (canoeing), Phạm Thị Huệ (rowing). Các VĐV đang dồn sức tập luyện với quyết tâm cao để hy vọng có thành tích cao, song hy vọng có huy chương là không dễ dàng.

Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam giành suất dự giải châu Á

Ngày 14/5, theo thông tin từ Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), 16 tay vợt của Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam đang tranh tài tại Giải Vô địch Bóng bàn trẻ Đông Nam Á 2024 diễn ra tại Malaysia. Với thành tích xuất sắc tại Giải, các tay vợt bóng bàn trẻ Việt Nam đã giành quyền tham dự Giải Vô địch trẻ châu Á 2024.

Lịch thi đấu chính thức Euro 2024

UEFA Euro 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15/6 đến 15/7 tại Đức mùa hè này. Chủ nhà Đức, đương kim vô địch Italy cùng với Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Bỉ là những ứng cử viên vô địch hàng đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục