Chiều nay (20-6), Bộ môn và Ban huấn luyện cầu lông TPHCM sẽ họp với lãnh đạo Sở VH-TT-DL TPHCM để làm rõ nguyên nhân mất chức vô địch đồng đội nam toàn quốc vừa qua. Việc tìm ra người chịu trách nhiệm cho thất bại này không hẳn khó, nhưng làm gì để vực dậy cầu lông TPHCM mới là chuyện đáng quan tâm hàng đầu.

  • Luật rừng?

Còn nhớ, trong ngày thi đấu chung kết giải cầu lông vô địch đồng đội toàn quốc 2011 ấy, tivi đã tường thuật trực tiếp trận đấu của nữ, và thứ tự thi đấu trận này vẫn theo thông lệ lâu nay là 3 trận đơn trước, 2 trận đôi sau.

Điều tréo cẳng ngỗng lại xảy ra ở chung kết nam, khi ban tổ chức yêu cầu TPHCM-Hà Nội thi đấu theo thứ tự 2 trận đơn, rồi đến 2 trận đôi, cuối cùng là 1 trận đơn. Đây là trận đấu duy nhất trong suốt giải được tiến hành theo thể thức này. Phi lý hơn nữa, điều này không nằm trong quy định của điều lệ giải do Liên đoàn Cầu lông Việt Nam ban hành ngày 11-3-2011.

Cụ thể, điều 5 của phần Thể thức thi đấu ghi rõ là “Ban tổ chức sẽ quyết định thứ tự các trận đấu theo 8 trường hợp, theo nguyên tắc tránh VĐV phải thi đấu 2 trận liên tiếp hoặc phải thi đấu trận đôi trước trận đơn. Nếu cả 8 trường hợp đều không thỏa mãn thì BTC chọn trường hợp thứ 5 với điều kiện VĐV phải đấu hai trận liên tiếp sẽ được nghỉ 30 phút”.

Đáng lưu ý, trong 8 trường hợp được nêu ở đây đều không có cái trật tự kỳ quặc (2 đơn-2 đôi-1 đơn) như thực tế đã diễn ra ở chung kết nam.

Việc BTC lỏng lẻo luật lệ còn thể hiện ở một thực tế buồn khác nữa. Đó là khi sắp bắt đầu trận đơn thứ nhất giữa Quang Tuấn (Hà Nội) và Nguyễn Tiến Minh thì loa phát thanh của BTC thông báo Tuấn bỏ cuộc, đồng thời yêu cầu các tay vợt đấu trận đơn thứ 2 chuẩn bị ra sân. Lúc đó, Tiến Minh vừa khởi động xong, đang hăng hái nhập cuộc thì bị… cụt hứng, còn Nguyễn Hoàng Nam, tay vợt TPHCM được bố trí đấu trận đôi thứ 2 chưa kịp xỏ giày, cũng chưa kịp làm nóng cơ thể.

“Không nói ra, ai cũng hiểu” Quang Tuấn không thắng nổi Tiến Minh nên bỏ cuộc để dồn sức cho thi đấu đôi. Trong trường hợp này, “kịch bản” thường xảy ra là Tuấn sẽ vào sân quơ quào vài nhát rồi… xin thua. Nếu không là vậy, thì khi VĐV của đội này bỏ cuộc ngay trước trận đấu, BTC cần mời đội kia hội ý về lý do bỏ cuộc và tổng trọng tài phải xác định được lý do đó hợp lý hay chưa.

Xâu chuỗi 2 sự kiện có hơi hướm “luật trong tay kẻ có quyền” mới thấy điều này dường như phục vụ cho một “kịch bản” khác nhằm tạo thuận lợi cho một phía. Sự yếu kém của BTC đã rõ. Nhưng để xảy ra việc TPHCM mất ngôi vô địch đồng đội nam lần thứ 2 trong gần 30 năm nay cũng có lỗi của những nhà cầm quân của cầu lông TPHCM.

Sau giải, một thành viên BTC đã hồi âm cho một đại diện của Liên đoàn Cầu lông TPHCM rằng: trước trận chung kết buồn này, BTC đã mời đại diện Hà Nội, TPHCM đến để thông báo về thứ tự trận chung kết là 2 đơn-2 đôi-1 đơn, và hai bên không khiếu kiện gì. Nếu đúng như vậy, lãnh đội TPHCM hoàn toàn không phát hiện BTC đã làm trái với điều lệ giải?

  • Khoảng trống kế thừa

Tháng 5-2008, khi dẫn dắt Nguyễn Tiến Minh tham dự Olympic, chuyên gia Yan Shi Qiang từng phát biểu: “Năm 2004, khi còn huấn luyện dài hạn ở Việt Nam, tôi đã nói cầu lông Việt Nam cũng như TPHCM không có lực lượng kế thừa. Giờ đây, tôi thấy tình hình vẫn không có gì thay đổi”. Điều đáng buồn là lời cảnh báo của ông Yan Shi Qiang đến nay lại tệ hại hơn.

Nếu nhất định phải tìm ra một cái tên, hoặc một bộ phận nào của cầu lông TPHCM trực tiếp gánh trách nhiệm cho thất bại của đội tuyển nam lần này, điều này hẳn là dễ quy kết. Nhưng nhiều người vẫn hy vọng rằng buổi làm việc giữa lãnh đạo Sở VH-TT-DL TPHCM và Bộ môn cầu lông không chỉ nhằm phục vụ mục đích này mà sâu xa hơn là tìm ra nguyên nhân sa sút của cầu lông TPHCM. Bởi lẽ, không phải bỗng dưng người ta chọn thời điểm giải vô địch đồng đội toàn quốc năm nay để “khoét” vào khoảng trống kế thừa của cầu lông TPHCM.

Nhiều kỳ SEA Games trước, TPHCM áp đảo trong đội hình đồng đội nam, họa hoằn mới có 1-2 tay vợt nam của Hà Nội, Quân đội, Bắc Giang chen vào để thi đấu đơn. Nhưng ở SEA Games năm 2009, lần đầu tiên Hà Nội có hẳn một đôi nam Bùi Bàng Đức/Nguyễn Mạnh Thắng trong đội hình chính, đó cũng là đôi nam Việt Nam đang có thứ hạng 109 - hạng tốt nhất trên bảng xếp hạng thế giới. Trong khi đó, vài năm gần đây, Nguyễn Tiến Minh thường xuyên phải đánh đôi, cũng như việc xác định đôi nam số 1 của TPHCM lắm lúc trầy trật vì những “thử nghiệm” khác nhau.

Sau tay vợt Nguyễn Tiến Minh vẫn là khoảng trống mênh mông… Ảnh: Bách Nhật

Nhìn rộng hơn, kể từ sau đại hội TDTT toàn quốc năm 2006, sự hụt hẫng lực lượng của cầu lông TP ngày càng bộc lộ rõ hậu quả ở cả hai “mặt trận” nam, nữ. Giải năm nay, đội nữ được xem là hoàn thành nhiệm vụ khi đoạt HCB. Đây là kết quả không thể khác được khi đội hình với hầu hết VĐV là cựu binh như Hồng Gấm, Mai Vy, Phụng (bên cạnh Phương Nhi từ Quảng Trị “đầu quân” cho TPHCM). Nhưng đây lại là sự thụt lùi vô cùng đau đớn nếu so với truyền thống vô địch toàn quốc nhiều năm liền trước đây.

Ngày 12-11-2009, Sở VH-TT-DL TPHCM ký hợp đồng làm việc 2 năm với chuyên gia Indonesia, ông Asep Suharno (cựu HLV đội tuyển nam Singapore) với mức lương chưa từng có là 5.000 USD/tháng. Nhiệm vụ chính giao cho ông Asep Suharno gói gọn trong hai điều: giữ vững thành tích của Nguyễn Tiến Minh và đào tạo lực lượng kế thừa cho cầu lông TPHCM.

Cuối tuần qua, ông Asep và Nguyễn Tiến Minh đã có mặt ở Indnesia chuẩn bị cho giải Super Series tại đây, nên ông Asep không dự cuộc họp giải trình chiều nay. Và trên thực tế, không nên cũng như không thể đổ trách nhiệm cho ông Asep trong thất bại này.

Thậm chí, xét ở góc độ nhiệm vụ “đào tạo lực lượng kế thừa” thì trách nhiệm chính cũng không phụ thuộc vào ông Asep, mà đây chính là lỗi hệ thống của ngành TDTT TPHCM, bộ môn cầu lông TPHCM. Vì rằng, ông Asep xét đến cùng vẫn là người ngoài, ông Asep có thể đề xuất hướng giải quyết, nhưng chính người trong cuộc phải là đầu mối tổ chức bộ máy, thay đổi và củng cố hệ thống đào tạo, hệ thống huấn luyện.

Ông Asep Suharno còn hơn nửa năm là hết hạn hợp đồng. Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm về chuyện tiêu tốn kinh phí thuê chuyên gia nhưng lại chưa phát huy hết kinh nghiệm và sở trường của họ? Đáng lo hơn là khoảng trống kế thừa của cầu lông TPHCM ngày càng bị mở rộng. 

 

                                                                                  Theo SGGP

Các tin khác


Giành tối đa suất tham dự Olympic Paris 2024

Mục tiêu của Thể thao Việt Nam đặt ra là giành từ 12 - 15 suất chính thức Olympic Paris 2024.

Cơ hội để Jannik Sinner soán ngôi số một thế giới của Djokovic

Nếu giành vị trí á quân Roland Garros, Jannik Sinner sẽ vươn lên ngôi số một thế giới của ATP, kể cả khi Novak Djokovic bảo vệ thành công chức vô địch tại Pháp.

Trên 400 vận động viên tham gia giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động

Sáng 15/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp Sở VH-TT&DL tổ chức giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh Hòa Bình năm 2024.

Olympic Paris 2024 Các vận động viên tăng tốc luyện tập

Thể thao Việt Nam hiện nay có 10 vận động viên (VĐV) giành suất tham dự Olympic Paris 2024 là: Trịnh Thu Vinh, Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng), Nguyễn Huy Hoàng (bơi), Nguyễn Thùy Linh, Lê Đức Phát (cầu lông), Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Võ Thị Kim Ánh (boxing), Trịnh Văn Vinh (cử tạ), Nguyễn Thị Hương (canoeing), Phạm Thị Huệ (rowing). Các VĐV đang dồn sức tập luyện với quyết tâm cao để hy vọng có thành tích cao, song hy vọng có huy chương là không dễ dàng.

Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam giành suất dự giải châu Á

Ngày 14/5, theo thông tin từ Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), 16 tay vợt của Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam đang tranh tài tại Giải Vô địch Bóng bàn trẻ Đông Nam Á 2024 diễn ra tại Malaysia. Với thành tích xuất sắc tại Giải, các tay vợt bóng bàn trẻ Việt Nam đã giành quyền tham dự Giải Vô địch trẻ châu Á 2024.

Lịch thi đấu chính thức Euro 2024

UEFA Euro 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15/6 đến 15/7 tại Đức mùa hè này. Chủ nhà Đức, đương kim vô địch Italy cùng với Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Bỉ là những ứng cử viên vô địch hàng đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục