Vụ VFF bán bản quyền truyền hình V-League 20 năm độc quyền cho AVG trở thành sự kiện độc nhất vô nhị trên thế giới - hay nói cách khác là không giống ai - được các ông bầu của 28 CLB bóng đá giải V-League và giải hạng nhất chạm đến đang mang tới cho dư luận niềm hy vọng “khối u” này sẽ được kìm toả để hạn chế bớt bất lợi cho bóng đá VN.

Lệ ép luật…

Điều 53 Luật Thể dục, Thể thao (ban hành 29.11.2006) về “Quyền sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp” có quy định: “Liên đoàn Thể thao quốc gia, CLB thể thao chuyên nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác có tổ chức giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp là chủ sở hữu giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp do mình tổ chức” (khoản 2). Như vậy nghiễm nhiên, theo luật, các CLB hiện nay là những đồng sở hữu. Bởi, như lời đe dọa của các ông bầu trong những ngày gần đây, nếu các CLB của họ không tham gia giải, thì giải sẽ vỡ. Hơn nữa, việc VFF để 50% giá trị hợp đồng bán bản quyền truyền hình cho các CLB cũng cho thấy, các CLB là một phần của giải. Họ có quyền sở hữu những gì họ tham gia và đóng góp.

VFF cần xem lại hợp đồng với AVG.     Ảnh: QUANG THẮNG
VFF cần xem lại hợp đồng với AVG.                                                 Ảnh: QUANG THẮNG

Thế nhưng, theo Quy chế bóng đá chuyên nghiệp do VFF ban hành năm 2010, thì tổ chức này đã gom quyền sở hữu các giải bóng đá về hết cho mình, khi quy định trong Điều 68: “Bản quyền truyền hình các trận đấu tại các giải bóng đá thuộc về VFF. Chỉ VFF mới có quyền thương thảo và ký kết các hợp đồng hoặc cho phép các đối tác ký kết hợp đồng về bản quyền truyền hình trực tiếp ở tất cả các trận đấu”. Qua đây không chỉ cho thấy quy chế của VFF, dù ra đời sau đúng ra phải tuân thủ theo Luật Thể dục, Thể thao, thì ngược lại còn ép luật, che khuất luật do Quốc hội ban hành.

…và VFF ép các CLB

Có thể nói, điều 68 trong Quy chế bóng đá chuyên nghiệp của VFF đã thể hiện một sự lạm quyền. Đáng ra, các CLB có quyền sở hữu thì họ phải có tiếng nói trong giải thể thao mà họ tham gia. Luật ra trước quy chế, chắc chắn VFF biết đến điều 53. Ở đây chỉ có thể lý giải là tổ chức này cố tình lờ đi để thâu tóm thẩm quyền quyết định các hoạt động thương mại liên quan tới giải.

V-League chỉ có thể “ra tấm ra món” khi có các CLB tham gia. Ngược lại, khi giải vỡ vì các CLB không tham gia, thì VFF cũng chẳng nắm được gì trong tay để có thẩm quyền quyết định điều gì. Quy chế của VFF đã hiện thực hóa ý đồ thâu tóm quyền hành, đến nỗi khi quyết định bán bản quyền với một hợp đồng kéo dài tới 20 năm, là bán cả tương lai của các CLB và các thế hệ cầu thủ, nhưng các CLB không hề được tham khảo ý kiến. Điều này cho thấy, việc VFF ép các CLB đã trở thành một thứ quán tính được mặc định, mà không muốn có phản biện. Chỉ đến khi các ông bầu “đồng thanh tương ứng” dọa rời bỏ giải, ly khai để tổ chức giải đấu khác, thì VFF mới xuống nước.

Nhưng đâu chỉ buộc VFF xuống nước để lập ra Cty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) là xong? Vì liên quan tới V-League là trách nhiệm và đặc biệt là quyền lợi, gắn với quyền hạn của từng CLB. Chỉ có cơ cấu như VPF mới có thể kéo VFF ra khỏi cái quán tính được chính họ mặc định kia, mới làm rõ quyền sở hữu của các CLB và từ đó xem xét lại tất cả những quyết định lạm quyền của VFF có nguy cơ gây thiệt hại cho các giải bóng đá, cho các CLB và cho cả tương lai bóng đá VN.

 

                                                                    Theo Báo Laodong

Các tin khác


Giành tối đa suất tham dự Olympic Paris 2024

Mục tiêu của Thể thao Việt Nam đặt ra là giành từ 12 - 15 suất chính thức Olympic Paris 2024.

Cơ hội để Jannik Sinner soán ngôi số một thế giới của Djokovic

Nếu giành vị trí á quân Roland Garros, Jannik Sinner sẽ vươn lên ngôi số một thế giới của ATP, kể cả khi Novak Djokovic bảo vệ thành công chức vô địch tại Pháp.

Trên 400 vận động viên tham gia giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động

Sáng 15/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp Sở VH-TT&DL tổ chức giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh Hòa Bình năm 2024.

Olympic Paris 2024 Các vận động viên tăng tốc luyện tập

Thể thao Việt Nam hiện nay có 10 vận động viên (VĐV) giành suất tham dự Olympic Paris 2024 là: Trịnh Thu Vinh, Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng), Nguyễn Huy Hoàng (bơi), Nguyễn Thùy Linh, Lê Đức Phát (cầu lông), Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Võ Thị Kim Ánh (boxing), Trịnh Văn Vinh (cử tạ), Nguyễn Thị Hương (canoeing), Phạm Thị Huệ (rowing). Các VĐV đang dồn sức tập luyện với quyết tâm cao để hy vọng có thành tích cao, song hy vọng có huy chương là không dễ dàng.

Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam giành suất dự giải châu Á

Ngày 14/5, theo thông tin từ Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), 16 tay vợt của Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam đang tranh tài tại Giải Vô địch Bóng bàn trẻ Đông Nam Á 2024 diễn ra tại Malaysia. Với thành tích xuất sắc tại Giải, các tay vợt bóng bàn trẻ Việt Nam đã giành quyền tham dự Giải Vô địch trẻ châu Á 2024.

Lịch thi đấu chính thức Euro 2024

UEFA Euro 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15/6 đến 15/7 tại Đức mùa hè này. Chủ nhà Đức, đương kim vô địch Italy cùng với Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Bỉ là những ứng cử viên vô địch hàng đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục