Sau khi tổ chức tại Hà Nội, Hội thảo chiến lược phát triển bóng đá 2020 - Tầm nhìn 2030 tiếp tục diễn ra tại TPHCM sáng 23/2. Có khá nhiều ý kiến đóng góp cho bản đề án, trong đó nhấn mạnh đến việc phải có sự chung tay của nhiều ngành …

 

Buổi Hội thảo bàn về đề án chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam tại TPHCM có sự tham dự của khá nhiều “cây đa, cây đề” của làng cầu TPHCM nói riêng và Việt Nam như nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Lê Bửu, nguyên PCT VFF và HFF Nguyễn Tấn Minh (Tư Minh), nguyên TTK HFF Nguyễn Thanh Toàn (Hai Toàn), Chủ tịch đương nhiệm của HFF, đồng thời là cựu HLV ĐT Việt Nam Trần Duy Long…

 

Phát biểu sôi nổi nhất và gây chú ý nhiều nhất vẫn là ông Lê Bửu, một người am hiểu thể thao Việt Nam, bóng đá Việt Nam đến chân tơ kẽ tóc: “Trước khi đề ra chiến lược cho tương lai, theo tôi cần có mẫu điều tra hiện trạng của bóng đá Việt Nam, thông qua những con số cụ thể”.
 
 Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam khó thành hiện thực - Ảnh: Sơn Dũng
 

Theo ý ông Lê Bửu thì phải biết hiện trạng cụ thể của từng vùng, từng khu vực thì mới đề ra chiến lược phát triển tốt. Ngoài ra, ông Lê Bửu cũng nói thêm: “Về chuyện nhập tịch cho cầu thủ ngoại, theo tôi cần phân biệt đâu là nhập tịch vì lợi ích của bóng đá Việt Nam và đâu là vì lợi ích của các ông bầu”.

 

Trong khi đó, nhà báo Vũ Công Lập có sự liên hệ giữa bóng đá Đức với sự phát triển của các nền bóng đá tiên tiến trên thế giới: “Khi phát triển bóng đá, phải xét đến những mục tiêu phát triển của xã hội. Phát triển bóng đá không chỉ là chuyện riêng của những người làm bóng đá, hay những người làm thể thao, mà là chuyện của nhiều ngành, nhiều cấp”.

 

“Triết lý bóng đá trẻ của Đức là: Không để sót tài năng. Muốn vậy thì từ lúc 6 tuổi, từ khi còn ở học đường, người Đức đã cho trẻ em đá bóng, muốn vậy thì phải có sân chơi (ở trường học, ở khu phố). Riêng điểm này thì Việt Nam hiện quá thiếu điều kiện. Rồi đến 16 tuổi, người Đức định hướng nghề cho các em”.

 

Ông Vũ Công Lập cũng không quên nhấn mạnh: “Phải phân biệt được những người xem bóng đá là sự nghiệp và những người xem bong đá là phương tiện”.

 

Về vấn đề này, bà Nguyễn Xuân Thái - cựu Trưởng đoàn CLB Cảng Sài Gòn phát biểu: “Ngày tôi còn làm ủy viên BCH VFF, khi ấy chúng tôi xưng là người của VFF với vẻ tự hào lắm. Nhưng bây giờ xưng là người của VFF có khi bị nói này nói nọ ngay. Tôi nghĩ chuyện này cũng không phải tự nhiên xuất hiện, tôi thấy một số người quản lý bóng đá của mình không đủ bản lĩnh, không dám chịu trách nhiệm”.

 

Một chủ đề khác được nhắc nhiều trong buổi hội thảo sáng nay là chuyện phát triển bóng đá trẻ, một công việc được những người tham gia hội thảo xem là mấu chốt trong quá trình phát triển bóng đá.

 

Chủ tịch LĐBĐ TPHCM Trần Duy Long nhấn mạnh: “Phát triển bóng đá phải xây dựng từ bóng đá trẻ và bóng đá học đường. Các ông chủ CLB chưa chuyên tâm vào đào tạo trẻ, dẫn đến lực lượng ở các đội bóng chưa ổn định. Tôi thấy chúng ta chưa quy hoạch được đội ngũ HLV, khiến cho khi HLV ngoại nghỉ chúng ta gặp rắc rối ngay”.

 

Cũng xung quanh chuyện bóng đá trẻ và bóng đá học đường, trưởng Ban trọng tài Dương Vũ Lâm cho hay: “Trong chương trình Tầm nhìn châu Á của AFC, họ quy định là các trường học phải có sân bóng riêng. Nhưng ở TPHCM và Hà Nội chuyện này là cực khó. Bên cạnh đó, khi phát triển bóng đá trẻ, bóng đá học đường, cần sự tham gia của ngành Giáo Dục, chứ một mình ngành thể thao là không làm nổi”.

 

Ông Dương Vũ Lâm cũng góp ý thẳng thắn về bản đề án: “Tiêu chí từ nay đến năm 2030 có trên 10 người Việt Nam tham gia vào các tổ chức như AFC và FIFA theo tôi là không tưởng, vì có khoảng 2 – 3 người vào các tổ chức này cũng đã là rất thành công rồi”.

 

Cùng quan điểm với các ông Trần Duy Long, Dương Vũ Lâm, ông Bùi Như Đức, ủy viên Ban trọng tài cho biết: “Tôi mong chúng ta có riêng một Hội thảo về phát triển bóng đá trẻ. Hội thảo ấy phải có sự tham gia của ngành Giáo dục và Đoàn thanh niên”.

 

Tựu chung các ý kiến của những chuyên gia bóng đá là việc phát triển bóng đá Việt Nam không chỉ là chuyện của riêng ngành thể thao, mà còn là chuyện của nhiều ngành, nhiều cấp, chứ riêng ngành thể thao thì không thể nào làm nổi.

 

 

                                                                         Theo Dantri

 

Các tin khác


Giành tối đa suất tham dự Olympic Paris 2024

Mục tiêu của Thể thao Việt Nam đặt ra là giành từ 12 - 15 suất chính thức Olympic Paris 2024.

Cơ hội để Jannik Sinner soán ngôi số một thế giới của Djokovic

Nếu giành vị trí á quân Roland Garros, Jannik Sinner sẽ vươn lên ngôi số một thế giới của ATP, kể cả khi Novak Djokovic bảo vệ thành công chức vô địch tại Pháp.

Trên 400 vận động viên tham gia giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động

Sáng 15/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp Sở VH-TT&DL tổ chức giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh Hòa Bình năm 2024.

Olympic Paris 2024 Các vận động viên tăng tốc luyện tập

Thể thao Việt Nam hiện nay có 10 vận động viên (VĐV) giành suất tham dự Olympic Paris 2024 là: Trịnh Thu Vinh, Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng), Nguyễn Huy Hoàng (bơi), Nguyễn Thùy Linh, Lê Đức Phát (cầu lông), Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Võ Thị Kim Ánh (boxing), Trịnh Văn Vinh (cử tạ), Nguyễn Thị Hương (canoeing), Phạm Thị Huệ (rowing). Các VĐV đang dồn sức tập luyện với quyết tâm cao để hy vọng có thành tích cao, song hy vọng có huy chương là không dễ dàng.

Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam giành suất dự giải châu Á

Ngày 14/5, theo thông tin từ Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), 16 tay vợt của Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam đang tranh tài tại Giải Vô địch Bóng bàn trẻ Đông Nam Á 2024 diễn ra tại Malaysia. Với thành tích xuất sắc tại Giải, các tay vợt bóng bàn trẻ Việt Nam đã giành quyền tham dự Giải Vô địch trẻ châu Á 2024.

Lịch thi đấu chính thức Euro 2024

UEFA Euro 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15/6 đến 15/7 tại Đức mùa hè này. Chủ nhà Đức, đương kim vô địch Italy cùng với Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Bỉ là những ứng cử viên vô địch hàng đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục