Khách du lịch thích thú lựa chọn mặt hàng thổ cẩm truyền thống - sản phẩm của người dân bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu).

Khách du lịch thích thú lựa chọn mặt hàng thổ cẩm truyền thống - sản phẩm của người dân bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu).

(HBĐT) - Nhân dân tự nguyện hiến hàng ngàn m2 đất ở, đất ruộng, đất vườn và nguyên vật liệu để làm trường, lớp học; đóng góp vật liệu, tài sản để cứng hóa đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, nhà văn hóa thôn bản... Đó là kết quả nổi bật mà UBMTTQ huyện Mai Châu đã thống kê qua 5 năm triển khai, thực hiện công tác vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch cộng đồng.

 

Đồng chí Vì Văn Mè, Chủ tịch MTTQ huyện Mai Châu cho biết: Thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của T.ư, của tỉnh và chương trình hành động xây dựng NTM của huyện, MTTQ huyện đã tập trung nghiên cứu, tìm tòi nhằm đa dạng hóa hình thức vận động nhân dân tham gia thực hiện. Theo đó, MTTQ huyện đã có sáng kiến gắn  CVĐ   “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống  văn hóa ở khu dân cư” (TDĐKXDĐSVH) với xây dựng NTM và xây dựng du lịch cộng đồng để triển khai, thực hiện. Công tác tuyên truyền được lồng ghép cả 3 nội dung và xác định rõ: Trong chương trình xây dựng NTM và XDĐSVH ở KDC vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư  là chính. Quá trình tuyên truyền, vận động đúng, trúng và có chiều sâu đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng của người dân. Nhân dân tự bỏ công sức, tiền của để chỉnh trang nhà ở, vườn, ao, chuồng...; chủ động đầu tư trong sản xuất để có thu nhập cao góp phần làm giàu cho gia đình và xã hội. Đồng thời, MTTQ huyện đã vận động nhân dân và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tích cực tham gia đóng góp xây dựng các công trình công cộng của địa phương. Những điểm sáng tiêu biểu đã được ghi nhận như các xã: Mai Hạ, Mai Hịch, Tòng Đậu, Chiềng Châu, Pà Cò, Phúc Sạn, Tân Mai, Vạn Mai, Xăm Khòe, Bao La, thị trấn Mai Châu. Một số doanh nghiệp và cá nhân tiêu biểu cũng đã được xướng tên như: Công ty khai thác đá Chiềng Châu đóng góp hơn 1.924 m2 đất, đá trị giá trên 129 triệu đồng để đóng góp xây dựng NTM tại xã Chiềng Châu; ông Sùng A Giống xã Pà Cò đóng góp chở nguyên vật liệu trị giá hơn 57 triệu đồng để xây dựng trường lớp học tại xã Pà Cò...  

Gắn nội dung CVĐ TDĐKXDĐSVH ở KDC với xây dựng NTM và phát triển du lịch cộng đồng đã khơi dậy  các phong trào văn nghệ, TD-TT phát triển mạnh.  Bản sắc văn hóa các dân tộc được giữ gìn và phát huy, đã xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan, tảo hôn.  Theo đó, mức hưởng thụ về văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, người dân quan tâm nhiều hơn tới đời sống tinh thần. Nội dung này được thể hiện rõ nét nhất là ở các xóm Lác - xã Chiềng Châu, xóm Văn, bản Pom Cọng -thị trấn Mai Châu; xóm Nà Thia; Nà Phòn - xã Nà Phòn; xóm Bước - xã Xăm Khòe; xóm Hang Kia - xã Hang Kia; xóm Chà Đáy - xã Pà Cò; xóm Hịch, xóm Cha Lang - xã Mai Hịch...

Chúng tôi khẳng định rõ hơn điều này khi đến với Xăm Khòe, một trong những xã vùng sâu, xa đặc biệt khó khăn của huyện Mai Châu.  Đồng chí Ngần Văn Lâm, Chủ tịch MTTQ xã cho biết: Xăm Khòe có điểm xuất phát thấp nhưng thông qua công tác tuyên truyền, vận động người dân đã nêu cao ý thức, trách nhiệm, chủ động xây dựng NTM, XDĐSVH ở KDC, tích cực góp công, góp sức để xây dựng làng, xã. Với phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, xã Xăm Khòe đã cứng hóa được  hàng nghìn mét kênh, mương và đường giao thông nông thôn. 10/10 xóm đã xây dựng, nâng cấp nhà văn hóa làm nơi sinh hoạt cộng đồng. Hiện, xã tập trung xây dựng trường học, trạm y tế đạt chuẩn NTM.  

Đến nay, Mai Châu có 3 xã về đích trong xây dựng NTM là Mai Hạ, Tòng Đậu, Chiềng Châu. Nhận thức của cấp ủy, chính quyền và người dân về xây dựng NTM gắn với phát triển du lịch đã được nâng lên, kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống mặt trận từ cấp huyện đến cơ sở trong việc gắn CVĐ TDĐKXDĐSVH với NTM  và xây dựng du lịch cộng đồng.

 

                                                        Lam Nguyệt 

 

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục