(HBĐT) - Từ thời kỳ trung đại, cuối thiên niên kỷ 1, sau công nguyên, thời người Việt - Mường còn chung một gốc, sử dụng một ngôn ngữ đến thời kỳ cận đại (1858 - 1945). Thời người Mường đã phát minh, sử dụng phương thức trình tấu một, hai người với một, hai chiếc chiêng vào ban đêm. Với chức trách của người tuần tra và tiếng chiêng âm vang trầm hùng trên đường làng, ngõ xóm nhắc nhở mọi người đề phòng kẻ gian, trộm cắp, kẻ cướp xâm hại gia đình, làng, xóm và nhắc nhở mọi nhà phải cẩn trọng bếp núc, củi lửa đề phòng hỏa hoạn. Tiếng chiêng cũng được sử dụng hữu hiệu khi lên rừng kéo gỗ làm nhà, săn thú, xuống sông, suối đánh cá để cải thiện bữa ăn, nâng cao đời sống.

 

Từ ngày 2 - 7 tháng giêng hàng năm (theo lịch âm), dàn chiêng Sắc bùa thay mặt cho cộng đồng làng, xóm, nhân danh của sự may mắn, ước mong năm mới/ một thời kỳ phát triển mới. Cùng nhau xếp hàng đi quanh đường làng, ngõ xóm đến từng nhà mừng xuân chúc Tết. Phường bùa vừa đi vừa tấu những bản nhạc: Sắc bùa vào hội, đi đường, bông trắng, bông vàng. Tiếng chiêng trầm bổng, nhịp nhàng và tiếng hát. Phát giác nhà ông (mở nước) trang trọng, ngợi khen, đượm tình, kính thương của ông trưởng phường bùa.

 

Anh em phường bùa chúng tôi bước vào/ở ngoài chung quanh cắm rợ/Cột cửa khén chạm đuôi con cá/Xà cửa trạm đuôi con muông/Đất ông chào ông/ Đất Mường chào Mường…

 

Tiếng chiêng và lời hát vang vọng vào từng khoang nhà, thẳm sâu vào lòng người, ngời ngời niềm tin hy vọng.

 

Thực hiện nghị quyết của Đảng, xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, các nghệ nhân và nghệ sĩ của tỉnh Hòa Bình đã nêu cao tinh thần trách nhiệm giữ gìn – phát huy, kế thừa – phát triển nền văn hóa cổ truyền của dân tộc, trong đó có truyền thống tổ chức trình tấu và diễu hành văn hóa âm nhạc chiêng đường làng.

 

Sau ngày 8/3/2016, khi Ban tổ chức thông báo kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và lễ hội chiêng Mường lần thứ hai của tỉnh, đến nay, các nghệ sĩ, nhạc sĩ với tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ đối với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của quê hương, đất nước, với lòng trân trọng, yêu quý nền văn hóa dân tộc đã bàn bạc, xây dựng kịch bản, lời bình, trao đổi kế hoạch và mời 1.600 nghệ nhân tham gia cuộc trình tấu, trình diễn chiêng đường phố lần thứ 2.

 

Nhiều nghệ nhân các đội văn nghệ không chuyên ở phường, xã đã cùng nhau ôn luyện, trình tấu, những bản nhạc chiêng cổ truyền của dân tộc mong được tham gia trình tấu, trình diễn chiêng ở ngày đại lễ của tỉnh.

 

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Thực đã ở tuổi 80 là người Mường đa tài, suốt đời mê say tiếng thiêng của những chiếc chiêng vật báu đã tự tổ chức, động viên, khuyến khích các nghệ nhân đội văn nghệ xóm Chăm, phường Thái Bình  (TP Hòa Bình) đêm nào cũng say mê luyện tập những bản nhạc chiêng cổ truyền: Đi đường, Chầm khầm, Bến rộng sông Bờ, Bông trắng, Bông vàng, Vào hội và một bản chiêng mới phát triển. Mong được đứng trong dàn chiêng lớn gồm 1.600 nghệ nhân của cả tỉnh trình tấu, trình diễn chiêng chào mừng Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và lễ hội chiêng Mường lần thứ 2 của tỉnh.

 

                                                NSƯT Bùi Chí Thanh (CTV)

 

 

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục