(HBĐT) - Từ một xóm nằm trên vùng lòng hồ sông Đà với 10 hộ dân, giờ đây xóm Đá Bia, xã Tiền Phong (Đà Bắc) đã có 39 hộ được nhiều người biết đến với điểm du lịch homestay.

 

Một chiều cuối đông, chúng tôi trở lại xóm Đá Bia. Lần trước, đoạn đường dài gần 20 km từ xã Vầy Nưa lên Tiền Phong rải cấp phối đi mất một tiếng đồng hồ. Lần này là con đường trải nhựa chạy men theo lòng hồ. Chỉ còn chừng 2 km từ xóm Oi Nọi vào là đường đất. Trước những năm 1970, xóm Đá Bia nằm dưới lòng hồ sông Đà. Với địa thế gần sông, gần rừng nên nơi đây thuận lợi trồng ngô, màu, rừng và đánh bắt thủy sản. Sau khi làm thủy điện, người dân được “vén” lên cao. Phần lớn các hộ vào Nam sinh sống, còn lại hơn 10 hộ bám trụ trên vùng lòng hồ. Những người ở lại sinh sống bằng trồng rừng, cây màu và đánh bắt thủy sản trên lòng hồ. Xa trường, nhiều con em bỏ dở việc học, nhiều gia đình không có điều kiện cho con đi học.

Quán tự giác là một điểm thu hút du khách của xóm Đá Bia, xã Tiền Phong (Đà Bắc).

Trước những khó khăn đó, Nhà nước đã đầu tư cho xóm làm đường từ xóm Oi Nọi vào Đá Bia. Có đường, con tôm, con cá, củ sắn, bắp ngô bán được thuận lợi. Một số hộ chuyển đi nơi khác quay về trốn cũ sinh sống. Anh Bùi Văn Mềnh, Trưởng xóm Đá Bia cho biết: Hiện nay, xóm có 39 hộ với 178 khẩu và chia làm 2 khu. Khu trung tâm có 31 hộ, khu bên sông có 8 hộ. Cùng với sự nỗ lực của bà con, những năm qua, thông qua các dự án đã đầu tư xây dựng chi trường tiểu học, mầm non, công trình nước hợp vệ sinh, hỗ trợ bà con trồng hơn 100 ha rừng,  ngô, sắn, hơn 30 hộ nuôi 60 lồng cá. 

 

Trong những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh đã hỗ trợ bà con giống bò, lợn. Từ những con giống được hỗ trợ, đàn bò của xóm đã nhân rộng, đời sống của bà con ngày càng ổn định.

 

Trở lại lần này, ngoài ấn tượng những căn nhà sàn đặc trưng nằm ven lòng hồ là quán tự giác. Tôi đã nghe nói hình thức bán hàng này ở Nhật Bản chứ không phải ở mình. Anh Bùi Văn Mềnh chia sẻ: Hình thức bán hàng này của người dân trong xóm có từ lâu rồi, từ ngày chưa làm thủy điện Hòa Bình. Sau khi làm thủy điện, còn ít hộ ở đây nên không ai mở quán này nữa. Từ năm 2014 trở lại đây, quán được mở trở lại. ở xóm ai có gì thì mang tới bán và được đặt trong giỏ. Sản phẩm được ghi giá bán. Người bán bỏ hàng đó rồi về nhà. Ai đến mua thì tự giác bỏ tiền vào đó và mang hàng về. Với tính tự giác cao, chẳng ai lấy của ai. Với lợi thế nằm trên lòng hồ không khí thoáng mát, thuận lợi phát triển du lịch. Năm 2014, được dự án Afad hỗ trợ 3 gia đình của xóm đã đầu tư cơ sở hạ tầng để làm du lịch cộng đồng. Tuy mới làm được 2 năm nay nhưng lượng khách nước ngoài, khách trong nước có hàng trăm người.

 

Chúng tôi đến gia đình chị Bùi Thị Mông, chị đang ở nhà làm cơm cho khách. Chị bày tỏ: Năm 2014, gia đình tôi được dự án hỗ trợ 125 triệu đồng đầu tư làm du lịch. Tôi sửa sang nâng cấp nhà sàn, xây công trình phụ, mua thuyền. Năm ngoái, gia đình đón gần 200 khách, năm nay đón hơn 150 khách đến nghỉ ngơi, ăn uống. Ngoài ra còn phục vụ khách đi thuyền vào suối tắm. Thu nhập của gia đình được cải thiện đáng kể.

 

Trước đây, gia đình chị Đinh Thị Nhiệu có 4 khẩu, chỉ trồng ngô, sắn và luồng. Mỗi năm gia đình chị thu nhập từ 15-20 triệu đồng. Cuối năm 2015, được dự án hỗ trợ 125 triệu đồng, chị làm nhà sàn mới, xây dựng công trình phụ để đón khách. Nhà chị có các dịch vụ ngủ nhà sàn, ăn đặc sản địa phương, cho thuê xe đạp, chèo thuyền. Từ đầu năm đến nay, gia đình đón gần 200 khách. Nguồn thu từ du lịch nên gia đình tôi có điều kiện cho các con đi học THPT và đại học.

 

Cùng với phát triển du lịch, hiện nay, hàng hóa của người dân làm ra bán được giá cao hơn. Khách đến đây ai cũng muốn thưởng thức những sản phẩm do bà con làm ra. Đời sống của người dân nơi đây ngày càng thay đổi.

 

                                                                     Việt Lâm

 

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục