(HBĐT)- Trong 3 ngày từ ngày 2 – 4.2 (tức ngày mồng 6 đến ngày mồng 8 tháng Giêng năm Đinh Dậu), tại xã Vĩnh Đồng, UBND huyện Kim Bôi đã tổ chức Lễ hội Mường Động năm Đinh Dậu.

 

Nghi lễ rước kiệu trước sự chứng kiến của đông đảo nhân dân.

 

Lễ hội Mường Động được tổ chức nhằm tưởng nhớ công đức của Vua Cha, Vua Bà, Vua Con tức hai vợ chồng Vua Hùng, con trai Vua Hùng và tưởng nhớ ông Đinh Công Chinh – Thành hoàng làng. Cầu mong các vị thần phù hộ, ban cho một năm đầy thuận hòa, no đủ, mùa màng tốt tươi, nhà nhà hạnh phúc.

 

                                   Điệu múa sạp khai hội.

 

Năm 2017 là năm đầu tiên lễ hội được tổ chức với qui mô cấp huyện nhằm mục đích bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng và thiết lập lễ hội tiêu biểu cho vùng Mường Động. Đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân và là cơ hội để quảng bá tiềm năng văn hóa, du lịch của địa phương, thu hút du khách gần xa đến với Kim Bôi.

 

Sau phần lễ long trọng, lễ hội đã diễn ra các hoạt động như trình diễn nghệ thuật chiêng Mường, thi trình diễn trang phục dân tộc Mường, thi mâm cỗ truyền thống, thi đấu thể dục thể thao, giao lưu văn nghệ….

 

 

Các trận thi đấu thể thao thu hút hàng nghìn người theo dõi, cổ vũ.

 

Lễ hội Mường Động năm nay được tổ chức qui mô, hoành tráng hơn hẳn các năm trước với sự tham dự của khoảng hơn 1 vạn lượt người dân trong và ngoài vùng Mường Động.

 

 

* Hơn 3000 người tham dự lễ hội Mường Chanh

Ngày 3.2 (tức ngày mồng 7 tháng Giêng năm Đinh Dậu), xóm Chanh xã Vĩnh Đồng đã tổ chức Lễ hội Mường Chanh. Tham dự lễ hội có khoảng hơn 3.000 người dân trong xóm, xã Vĩnh Đồng và khách thập phương.

 

                               Nghi lễ ra đồng đón Phật.

 

Lễ hội Mường Chanh đã có từ lâu đời nhưng vì một số lí do đã không được tổ chức trong thời gian dài, cho đến năm 2007 lễ hội mới chính thức được phục dựng lại.

 

Nghi thức chính của lễ hội là rước kiệu từ làng Chanh cả đến làng Chanh trên; cúng 3 vua và nghi thức đón Phật. Trong bài cúng, thầy cúng sẽ báo cáo với 3 vua, đức Phật và thành hoàng làng về những việc đã làm được trong năm cũ; đồng thời thể hiện ước mong về một năm mới mưa thuận gió hòa mùa màng bội thu, cây cối tốt tươi.

                     Múa hát mừng ngày hội Mường Chanh.

 

Sau phần lễ, người dân xóm Chanh và du khách thập phương được thưởng thức màn múa hát đặc sắc, trình tầu cồng chiêng và tham gia các trò chơi dân gian như: ném còn, đánh đu, kéo co….

 

                                                 Dương Liễu

 

Các tin khác


Xã Quang Tiến sôi nổi xây dựng đời sống văn hóa

Cuối năm 2023, tuyến đường nối giữa 2 cụm dân cư thuộc xóm Đoàn Kết 1, xã Quang Tiến (TP Hoà Bình) được mở mới và cứng hóa thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu, giao thương của nhân dân.

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Khai mạc Liên hoan Tiếng hát làng Sen năm 2024

Chiều 16/5, tại Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An đã diễn ra lễ Khai mạc Liên hoan Tiếng hát làng Sen năm 2024. Đây là chương trình nghệ thuật do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An tổ chức nhằm Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024).

Tuyên truyền, giới thiệu những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho học sinh

Ngày 15/5, nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tổ chức tuyên truyền, giới thiệu giá trị nội dung di tích lịch sử cách mạng Địa điểm Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa và những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho 100 học sinh Trường TH&THCS Bãi Lạng (Lương Sơn).

Ra mắt sách “Từ Việt Bắc về Hà Nộii” trong bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”

Tiểu thuyết "Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập "Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Huyện Lạc Thủy quan tâm bảo vệ di sản văn hóa

Huyện Lạc Thuỷ có nhiều lợi thế xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch văn hoá, sinh thái, thắng cảnh, lễ hội… Văn hóa tâm linh là thế mạnh của du lịch huyện. Từ khi Luật Di sản văn hóa (DSVH) được ban hành, huyện luôn chấp hành tốt, nghiêm cấm các hành vi xâm hại tới DSVH, làm sai lệch DSVH; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại DSVH; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục