(HBĐT) - Nếu vào dịp Tết, những đứa trẻ háo hức, mong chờ tấm áo mới bố mẹ mua cho thì với người Mường Bi, không kể giới tính, tuổi tác, tất cả đều có chung niềm mong ước, đó là được đi du xuân ở lễ hội Khai hạ Mường Bi tổ chức vào ngày mùng 7 Tết hàng năm. Ngoài phần lễ trang trọng, phần hội thực sự tạo điểm nhấn hấp dẫn du khách với những môn thể thao dân tộc, ẩm thực truyền thống, đặc biệt là phần thi hát đúm.

Sau thời gian hát đối đáp, 2 đội hát chào tạm biệt nhau. (Trong ảnh: Đội nam xã Bắc Sơn hát đối với đội nữ xã Mỹ Hòa, Tân Lạc).

 

Hát đúm hay còn gọi là hát đối đáp, hát ví, là hình thức hát giao duyên giữa nam và nữ, thường tổ chức vào các dịp hội, hè. Hát đúm từ lâu đã trở thành sinh hoạt văn hóa đặc sắc ở đất cổ Mường Bi. Năm nay, lễ hội Khai hạ Mường Bi diễn ra trong 3 ngày (từ mùng 6 đến mùng 8 Tết). Trong ngày khai hội, khắp các nẻo đường của vùng Mường Bi rộng lớn, dòng người đã tấp nập kéo về. Mùng 8, tiết trời tạnh ráo, là ngày chính hội nên lượng du khách đổ về đông hơn cả. Đứng từ xa, có thể thấy rõ biển người đang vây kín sân khấu của lễ hội, nơi đang diễn ra phần thi hát đúm, mặc cho cái nắng đầu giờ chiều gắt gao.

 

5 mùa lễ hội gần đây, bà Hà Thị Thức, xóm Dồ, xã Nam Sơn đều không bỏ lỡ. Năm nay, các thành viên trong gia đình bà Thức đi xuống hội từ sáng sớm: “Háo hức lắm, phải đi khai hạ xong mới về làm mùa. Thích nhất là nghe hát đấy. ở Khai hạ toàn người hát giỏi nhất của các xã thi với nhau, càng nghe, càng say mê. Ví như đội thi của xã Bắc Sơn, năm nào cũng là đối thủ nặng ký đối với các đội khác. So với những năm trước, năm nay sân khấu lễ hội được thiết kế đẹp hơn, có thêm những trò chơi mới nên cả người già, người trẻ đều có chuyến du xuân vui vẻ - bà Thức chia sẻ.

 

Cũng say mê tiếng hát, dù đã bước sang tuổi 71 nhưng bà Bùi Thị Xịnh, xóm Luông Dưới, xã Ngổ Luông vẫn theo con cháu xuống hội từ rất sớm. Chen chúc trong biển người, mồ hôi nhễ nhại nhưng cụ Xịnh vẫn chăm chú nghe từng câu hát. Cụ chia sẻ: “Xuống hội thật vui, được gặp gỡ người quen, họ hàng ở xa và nghe hát đúm. Nghe các anh, chị ấy hát làm tôi nhớ lại thời tuổi trẻ. Khi đó, chúng tôi hát thâu đêm, hát nhiều ngày mà vẫn chưa đuối lý, người nghe cũng không chán”. Theo cụ Xịnh, hiện nay, ở xã Ngổ Luông, trong những ngày lễ, tết, bà con vẫn duy trì hát đúm với nhau. Còn với lễ hội này, điều mà cụ ấn tượng hơn cả là chủ đề hát đa dạng, từ tình yêu đôi lứa, chúc tụng nhau dịp Tết đến ca ngợi quê hương, đất nước.

 

Thuộc thế hệ hậu bối, chị Bùi Thị Duyên (22 tuổi), xóm Đồi Bưng, xã Đông Lai (Tân Lạc) vừa chăm chú lắng nghe, vừa dùng điện thoại di động ghi âm lại những câu hát trên sân khấu. Theo chị Duyên chia sẻ, lễ hội là dịp để đi chơi và gặp gỡ bạn bè. Thế nhưng, trong những lần về trẩy hội, nhờ được nghe những màn hát đối đáp mà tình yêu của chị với câu hát dân tộc Mường ngày càng lớn hơn. “Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà thế hệ trẻ như chúng tôi ít người biết hát những làn điệu của dân tộc mình. Do đó, việc duy trì hát đối trong lễ hội Khai hạ Mường Bi có ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc cũng như giáo dục thế hệ trẻ về ý thức gìn giữ những câu hát đó”.

 

Không ít lần về nghe hát ở lễ hội của Mường Bi nên chúng tôi không khó để nhận ra những gương mặt thân quen đang say sưa với màn đối đáp trên sân khấu. 2 năm trước, chị Đinh Thị Diêu, một trong những cây hát có tuổi đời trẻ nhất (khi đó chị Diêu 39 tuổi), đến từ đội thi xã Phú Vinh vẫn còn khá run và lo lắng không cất lên được tiếng hát trước hàng vạn khán giả. Nhưng đến mùa này, với kinh nghiệm tích lũy, sự dạn dĩ đã thể hiện rõ trong câu hát và phong thái của chị. Còn theo bà Hà Thị Thức, xóm Dồ, xã Nam Sơn cho biết: “Ngoài có giọng hát hay, đối đáp linh hoạt, người hát phải luôn nở nụ cười, như thế mới ghi được điểm và nhận được những tràng pháo tay của khán giả”.

 

Những tia nắng buổi chiều nhạt dần sau lũy tre, tiếng hát của các nghệ nhân vẫn vang lên trầm bổng. Sân hội chật kín người, những tràng pháo tay, cổ vũ không ngớt. Có ngồi lắng nghe mới lý giải được sự cuốn hút kỳ lạ của lối hát này. Ngoài những cửa vóong (cửa sổ nhà sàn), khoang trong (buồng ngủ của các cặp vợ chồng mới cưới), cái nương, rẫy quá đỗi quen thuộc, những cây hát xứ Mường Bi còn khéo léo đưa vào nhiều thứ mới mẻ, văn minh. Cách sắp xếp câu chữ, gieo vần tinh tế, dùng các hình ảnh ẩn dụ, lối nói giảm, nói tránh khiến người nghe không khỏi trầm trồ, thán phục.

 

                                                                         Viết Đào

 

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục