(HBĐT) - Có khoảng 20 dân tộc sinh sống chung quanh và trên các đảo lòng hồ Hòa Bình. Dân tộc nào cũng có nếp sống, phong tục tập quán, đạo lý nhân văn và nền văn hóa lâu đời, phong phú và đặc sắc của mình.

 

Cảnh quan môi trường trên lòng hồ và chung quanh hồ với những cảnh đẹp, mặt nước mênh mang, núi non và những hang động, đền thờ. Những huyền tích thánh nhân lịch sử sâu sắc tính thiêng, tính bản địa, tâm hồn, bản sắc dân tộc còn bảo tồn, giữ gìn và phát huy được giá trị.

 

Cũng nhờ có truyền thống bao nhiêu thế hệ con người đã đổ mồ hôi, nước mắt để bảo tồn - phát huy nền tảng văn hóa thời tiền sử để lại cho các thế hệ hậu thế kế thừa, phát triển.

 

Chưa thống kê hết được đã biết người Mường ở Hòa Bình có tới 29 lễ hội, người Thái có 14 lễ hội, người Mông có 8 lễ hội, người Dao có 10 lễ hội, người Tày có 14 lễ hội.

 

Hiện nay còn 38 lễ hội được bảo tồn, phát huy và tổ chức với quy mô lớn. Ngoài 38 lễ hội lớn, hàng năm, nhân dân các dân tộc còn thực hiện nhiều nghi thức, lễ thức cầu cúng gia tiên, cầu lành, cầu phúc cho gia đình và xóm bản.

 

Cùng với nhiều sản vật, lễ vật dân cúng, các giá trị văn hóa, nghệ thuật âm nhạc, nhảy múa sâu sắc tính tâm linh huyền thoại đã được trình diễn suốt thời gian các lễ, lễ hội. Hiện thực đó thực sự là những giá trị có sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước đến   thăm quan, vãn cảnh; chiêm ngưỡng những giá trị tâm linh huyền thoại và những giá trị tâm linh hiện thực đặc sắc, độc đáo của xứ Mường.

 

Khách du lịch cũng sẽ tiếp cận với những cảnh quan mới lạ, giàu cảnh sắc, núi non, đảo trên hồ nhấp nhô, giăng hàng, xếp lối lung linh huyền ảo. Gặp gỡ với những con người hiền lành, chất phác, mến khách; cần mẫn, luôn nương tựa liên kết với nhau giữ gìn, bảo vệ và phát triển bền vững quê hương, đất nước.

 

Tính thiêng của cội nguồn, tâm hồn dân tộc. Cảnh quan môi trường và cộng động dân tộc đã tạo nên tiềm năng văn hóa - du lịch hồ Hòa Bình. Muốn tới những điểm, tuyến du lịch hồ Hòa Bình du khách có thể đi xe từ trung tâm thành phố Hòa Bình đến bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong) khu nhà sàn sớm chiều luôn vang lên ngân nga, nhịp nhàng, trầm bổng, thẳm sâu tình đất, tình người của tiếng chiêng “vật báu hồn thiêng” đặc trưng văn hóa Mường.

 

Rời Giang Mỗ, du khách tiếp tục đến thăm động Can ở bờ phải, động Tiên Phi thuộc bờ trái hồ Hòa Bình. Đây là những hang động đẹp với những cột nhũ đá trắng muôn hình muôn vẻ đầy quyến rũ, rồi du khách xuống thuyền, thuyền sẽ đưa du khách ngược xuôi dọc lòng hồ Hòa Bình. Trước mắt, khách có thể quan sát, thăm quan, vãn cảnh một vùng nước mênh mông hiện ra với hàng trăm hòn đảo, bán đảo nhấp nhô vươn lên khỏi mặt nước. Du khách sẽ được tận hưởng những khoảnh khắc mới mẻ, thú vị, ngất ngây bởi cảnh đẹp của miền đất lạ, lung linh huyền ảo, nơi đây với núi non kỳ vĩ.

 

Khách có thể vãn thăm đền Bờ. Trước khi xây dựng đập thủy điện Hòa Bình, đền Thác Bờ có vị trí ở đoạn ngay giữa Thác Bờ. Nhân dân địa phương đã chuyển đền lên cao, nhường chỗ cho khu vực lòng hồ Hòa Bình. Khi hồ Hòa Bình hoàn thành, đền Thác Bờ được dựng lại trên đỉnh đồi thuộc xã Thung Nai, huyện Cao Phong.

 

Tương truyền rằng, năm 1431 - 1432, vua Lê Lợi đi dẹp giặc ở Mường Lễ, Sơn La qua đoạn Thác Bờ hiểm trở đã được nhân dân giúp đỡ, trong đó có bà Đinh Thị Vân, người Mường ở xã Hào Tráng và một bà người Dao ở xóm Mó Nẻ, xã Vầy Nưa    giúp nhà vua về quân lương, phương tiện thuyền bè vượt thác. Khi hai bà mất, vua Lê Lợi đã truy phong công trạng và ban chiếu dựng bàn thờ hai bà. Ngày lễ hội chính của đền Bờ là ngày mùng 7 tháng giêng âm lịch hàng năm. Trong đền hiện còn có 38 pho tượng lớn nhỏ, trong đó có hai pho tượng đồng.

 

Du khách sẽ ghé thăm hang Rết, hang Hoa Tiên, đền Bà Chúa thác, đền Cô, đền Cậu rồi đến thăm vài bản người Mường hoặc người Dao.

 

Tiếp tục cuộc phiêu bồng, bước chân du khách sẽ du ngoạn trong thế giới lạ của các danh thắng để được thưởng thức vẻ đẹp rất riêng, đặc trưng của vùng đất này. Cảnh vật như có phép tiên khiến tâm hồn con người thư thái, quên đi mọi vướng bận trần gian, chỉ còn say sưa chiêm ngưỡng những tặng phẩm kỳ diệu mà thiên nhiên đã ban tặng. Nhưng trên hết, điều khiến du khách lưu luyến và cảm động nhất vẫn là tấm lòng hiếu khách, chân tình và đầy cởi mở của người dân bản địa. Dù bước chân có đi đến đâu trên mảnh đất Hòa Bình, du khách vẫn cảm thấy ấm lòng và tràn đầy hạnh phúc trước những ánh mắt, nụ cười và cái bắt tay thân thiện của người dân    nơi đây.

 

                                                         NSƯT Bùi Chí Thanh

                             (Trích trong địa chí Hòa Bình, Nxb Chính trị Quốc gia - 2005)

 

Các tin khác


Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục