(HBĐT)- “Khoảng 6h ngày 30/4/1975, tôi cùng các đồng đội trong Tiểu đoàn 34, Trung đoàn 223 thuộc Bộ Chỉ huy Miền đánh vào khu vực Lăng Cha Cả (nay là ngã tư Bảy Hiền - quận Tân Bình - thành phố Hồ Chí Minh). Tại đây, tôi may mắn được gặp lại những người anh em đã lớn lên tại quê hương Địch Giáo (Tân Lạc) là ông Đinh Công Nhỏ, Đinh Xuân Sách.

 

CCB Đinh Đức Như (giữa) cùng cán bộ, hội viên Hội CCB xã Địch Giáo (Tân Lạc) ôn lại lịch sử chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. 

 

Chúng tôi ôm nhau khóc òa bởi niềm vui gặp lại đồng hương giữa bom đạn, bởi sự vui mừng khôn xiết vì đất nước giải phóng, sẽ sớm được trở về quê nhà đoàn tụ cùng gia đình. Kiên định với niềm tin chiến thắng ở ngay phía trước nên chúng tôi đã cùng đồng đội vượt qua muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, bom đạn để tiến về Sài Gòn trong chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh”. Đó là những chia sẻ xúc động của CCB Đinh Đức Như (xóm Bậy, xã Địch Giáo, Tân Lạc) trong những ngày tháng tư lịch sử.

 

Trong căn nhà nhỏ đầy ắp kỷ vật thời chiến, ông Như bồi hồi kể lại: “Tháng 4/1968, tạm gác mọi công việc tại địa phương, tôi lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Sau 2 tháng huấn luyện, tôi được phân công tham gia chiến đấu ở Tiểu đoàn 26, Sư đoàn 5 thuộc Bộ Chỉ huy Miền với nhiệm vụ thông tin hữu tuyến. Tại chiến trường Miền Nam, tôi đã trực tiếp tham gia vào nhiều trận đánh lớn tại tỉnh Tây Ninh, Bình Long, Phước Long và nước bạn Campuchia. Năm 1973, tôi trở về căn cứ Căm Xe làm trợ lý chính trị tại Tiểu đoàn 34, Trung đoàn 223 thuộc Bộ Chỉ huy Miền chuẩn bị cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.”

Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị phê chuẩn đề nghị của Bộ chỉ huy chiến dịch đặt tên chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh, phương án chiến dịch được thông qua lần cuối.

 

ông Như xúc động nhớ lại: Cả miền Nam với trái tim là thành phố Sài Gòn sôi sục trong khí thế chuẩn bị cho ngày tổng tấn công. Hậu cần, quân lương được tích cực chuẩn bị; bộ đội, dân quân du kích, dân công và thanh niên xung phong đổ về… Những trận chiến đấu quyết liệt, những trận bão lửa dữ dội diễn ra trước hết ở hướng đông là hướng địch tập trung nhiều lực lượng và tổ chức chống cự điên cuồng. Nhưng với tinh thần quyết chiến, ta đã lần lượt chọc thủng các phòng tuyến của địch. Tin chiến thắng từ các mũi tiến công liên tiếp được báo về tạo nên sức mạnh và quyết tâm vô cùng lớn cho chiến sỹ. Chiến thắng đang ở ngay phía trước! Ngày giải phóng đất nước đã đến rồi! Niềm tin đó chính là sức mạnh để chúng tôi băng qua lửa đạn, tiến về Sài Gòn!”

 

Liên tiếp ngày 27/4, quân ta giải phóng Phước Tuy, chiếm và giữ các đầu cầu vào nội thành Sài Gòn. Ngày 28/4, quân ta tăng cường vây ép Sài Gòn trên các hướng; bao vây, ngăn chặn không cho các sư đoàn chủ lực của địch co cụm về vùng ven nội thành. Ngày 29/4, ta tổng tiến công trên toàn mặt trận, ngăn chặn và tiêu diệt các tập đoàn địch ở vòng ngoài, thọc sâu đánh chiếm các địa bàn quan trọng ở vùng ven, chuẩn bị đồng loạt đánh vào nội đô. Và ngày 30/4, tất cả các cánh quân nhận lệnh tổng tấn công vào Sài Gòn với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ thành phố.

 

Vào thời khắc lịch sử giải phóng dân tộc, mặc dù không tham gia trực tiếp tiến đánh vào Dinh Độc Lập, ông Như cùng các đồng đội ở Tiểu đoàn 34 thuộc Bộ Chỉ huy Miền làm nhiệm vụ đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, Trường quân sự Quang Trung, chợ Long Hoa và nhiều địa điểm quan trọng khác. ông Như nhớ lại: Cảm giác được đứng giữa thành phố Sài Gòn trong phút giây đất nước hoàn toàn giải phóng. Xung quanh mình là máu, nước mắt, cờ hoa, tiếng reo hò… Đó là ký ức quý giá và hết sức đặc biệt, cảm giác tự hào mãi không bao giờ tôi quên được.

Đất nước hoàn toàn giải phóng, hành trang ông trở về quê hương là Huân chương Chiến sỹ vẻ vang, Huân chương Kháng chiến, Huân chương Chiến công… và tinh thần của người lính. Vượt lên khó khăn do sức khỏe yếu (ông là bệnh binh, sức khỏe suy giảm 61%), ông Như luôn là người đảng viên gương mẫu, cán bộ Hội CCB năng nổ, nhiệt huyết. Trong những ngày tháng tư lịch sử, ký ức chiến dịch Hồ Chí Minh sống lại trong ông và được ông truyền lại, tiếp lửa tình yêu nước và niềm tự hào cho lớp lớp con cháu trên quê hương Mường Bi anh hùng.

 

                                                                             Đức Anh

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục