(HBĐT) - "Giờ đẹp đã đến, âm dương cho phép, tiếng trống đã đánh, tiếng chiêng đã nổi, kiệu rồng lọng vàng đã về, cờ cái, cờ quân tung bay, tiếng sáo nhị âm vang đã đến. Các bậc cao niên, chức sắc trong làng ngoài xã đã có mặt. Các nam thanh, nữ tú mặt đẹp như hoa, da trắng như phấn, gái làng trên, trai làng dưới, quý khách bốn phương đã có mặt đông đảo. 

Tôi xin tuyên bố khai hội Mường Chanh...!” Tiếng nói hào sảng đầy khí khái của Trưởng xóm Chanh Trên, xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi Bùi Văn Điển vừa dứt, hàng nghìn người dân có mặt tại chân đền cửa miếu Vua Cha Khụ Động cùng hoan hỉ hò reo. Trong tiếng cười sảng khoái của người dân; trong thái độ thành tâm, cẩn trọng của từng người tham gia Ban Tổ chức, hành lễ… chúng tôi thấy ở đó hiển hiện sức sống bền bỉ và ý nghĩa của lễ hội làng, nơi mà người dân thực sự là chủ thể của lễ hội.


Phần lễ trong các lễ hội làng được nhân dân tổ chức chu đáo, trang trọng. ảnh: Lễ hội Mường Chanh (xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi).

Đưa chúng tôi đi thăm các khu vực vui chơi trong lễ hội, Trưởng xóm Chanh Trên Bùi Văn Điển phấn khởi cho biết: "Cứ 2 năm một lần, vào ngày mồng 7 tháng giêng, lễ hội Mường Chanh được tổ chức để tưởng nhớ công ơn hai người con của Vua Hùng đã có công khai khẩn lập Mường, giúp dân đào mương, vỡ ruộng, cấy lúa… hình thành Mường Động, sông Chanh như ngày nay. Lễ hội được bà con tự tổ chức với truyền thống gồm 2 phần: phần lễ với các nghi thức quen thuộc, ý nghĩa như rước Phật, Thành Hoàng làng và các thần linh thổ địa; phần hội biểu diễn chiêng, múa sạp và nhiều trò chơi hấp dẫn như: ném còn, chơi đu, đu quay… Đặc biệt thu hút sự tham gia của đông đảo bà con hơn cả là tổ chức hát ví, rằng thường…”.

Trên địa bàn xã Vĩnh Đồng, vào dịp đầu xuân có 2 lễ hội, đó là lễ hội Mường Động được tổ chức vào ngày mồng 8 với quy mô cấp xã, huyện và lễ hội Mường Chanh được tổ chức trước đó 1 ngày quy mô cấp xóm. Tuy chỉ là quy mô cấp xóm (do bà con nhân dân tự đứng ra tổ chức) nhưng lễ hội Mường Chanh cũng thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Đáng quý, lễ hội do nhân dân tổ chức nên vẫn giữ được khá vẹn nguyên ý nghĩa và bản sắc.

Theo số liệu thống kê của Sở VH-TT&DL, mỗi năm tỉnh có khoảng 40 lễ hội, trong đó có gần 10 lễ hội lớn được tổ chức quy mô cấp xã, huyện như: Lễ hội Khai hạ Mường Bi, Lễ hội xên Bản, xên Mường, Lễ hội Mường Động… Đây là những lễ hội lớn, được phục dựng và duy trì, do chính quyền các cấp tổ chức và hỗ trợ kinh phí, hướng dẫn nghi lễ... 30 lễ hội còn lại được tổ chức quy mô làng, xóm, bản, KDC.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Mỗi lễ hội dù được tổ chức ở quy mô nào cũng đều mang một ý nghĩa, sắc thái riêng. Từ xa xưa, lễ hội làng đã trở thành nếp sinh hoạt văn hóa dân gian, một món ăn tinh thần không thể thiếu của nhân dân ở các vùng quê. Những năm gần đây, bên cạnh các lễ hội được tổ chức ở quy mô lớn thì tại các thôn, xóm, bản, làng… việc tổ chức lễ hội làng vẫn được nhân dân duy trì. Nó thực sự có ý nghĩa, cần thiết trong đời sống nên được người dân ý thức giữ gìn và duy trì tổ chức. Đa phần lễ hội làng được tổ chức với niềm tâm linh, hoài vọng tưởng nhớ người xưa, với đạo lý "uống nước nhớ nguồn”, có tính văn hóa và giáo dục cao. Các yếu tố mê tín dị đoan đã dần bị loại bỏ. Lễ hội làng ngày nay là điểm đến sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng ý nghĩa, lành mạnh, vui tươi mỗi dịp đầu xuân.

Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã ví von rằng "hội làng chính là dòng sông văn hóa vẫn âm thầm chảy trong đời sống người dân”. Bởi ở đó, người dân tham gia lễ hội, đóng góp tiền của, công sức với tất cả sự thành tâm, cung kính và hạnh phúc. Trong tiếng trống, tiếng chiêng, hội xuân rộn rã như thúc giục khắp ngõ xóm, mỗi người mỗi việc cùng cố gắng chuẩn bị lễ hội sao cho ưng ý.

Phấn khởi trò chuyện với chúng tôi, chị Quách Thị Liên (xóm Chiềng, xã Liên Vũ) cho biết: Cứ 2 năm một lần, vào ngày mùng 7 khai hạ tính theo lịch Mường và là ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch, nhân dân khắp nơi xa gần lại tụ hội về tham dự lễ hội đu Mường Vôi. Công tác chuẩn bị cho lễ hội thường được bắt đầu từ khoảng ngày 20 tháng chạp. Trước lễ hội 1 - 2 ngày, không khí chuẩn bị làng trên, xóm dưới tấp nập hơn. Người chuẩn bị lễ, người dựng cây đu… Tối tối, chị em cùng tập múa, hát, nhảy sạp… Bà con chuẩn bị và tổ chức lễ hội rất vui vẻ, đoàn kết và cùng chung ý nguyện cầu mong một năm mới an lành, no đủ. Chúng tôi muốn tổ chức hội làng vì đây cũng là dịp để con cháu ở xa về với quê hương; là dịp để mọi người dân trong Mường tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, những người đã có công đi khai dân, mở đất.

Một mùa xuân nữa lại về, tiếng chiêng khai hội chuẩn bị vang lên, khắp 4 Mường: Bi, Vang, Thàng, Động rộn rã tiếng nói, tiếng cười. Người người chọn cho mình những bộ váy áo đẹp nhất đi hội. Vượt qua sự thử thách của thời gian, lễ hội làng trên địa bàn tỉnh tiếp tục tồn tại như một lẽ cần thiết, tất yếu trong mùa xuân và đời sống bản Mường.

Đặng Quân


Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục