(HBĐT) - Đài tưởng niệm anh hùng Cù Chính Lan giờ là điểm di tích lịch sử nằm trong chuỗi thăm quan khi đến hồ Hòa Bình đi theo con đường Bình Thanh - Thung Nai (Cao Phong). Chúng tôi đến thăm Đài tưởng niệm anh hùng Cù Chính Lan vào những ngày mùa thu, trời cao xanh vời vợi khi quân và dân cả nước có nhiều hoạt động kỷ niệm 73 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.


Đài tưởng niệm anh hùng Cù Chính Lan sừng sững, hiên ngang bên đường Tây Tiến, cách TP Hòa Bình 8 km. Nơi đây như một điểm nhấn giữa màu xanh bất tận của núi rừng Giang Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong), ghi nhớ sự hy sinh cao cả, tinh thần xả thân cứu nước, làm nên ngọn lửa "phong trào Cù Chính Lan”, "anh hùng đường 6” trong sự nghiệp giữ nước giữ của quân và dân ta. 66 năm trước, ngày 19/5/1952, liệt sĩ Cù Chính Lan là 1 trong số 7 người đầu tiên trên toàn quốc được Chính phủ tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

Cù Chính Lan sinh ra ở Quỳnh Lưu (Nghệ An), vùng đất địa linh nhân kiệt, trong một gia đình đông con, nghèo khó. Cuộc sống lam lũ, làm thuê, cuốc mướn đã tạo cho Cù Chính Lan tính tự lập, căm thù cường hào, quân xâm lược, mong muốn được hưởng cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc.


Tượng đài anh hùng Cù Chính Lan được xây dựng tại xóm Giang Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong), nằm trong chuỗi thăm quan hồ Hòa Bình.

Năm 1946, quân Pháp trở lại xâm lược nước ta, Cù Chính Lan 16 tuổi đã xin gia nhập Vệ quốc đoàn. Trong môi trường mới tiếp tục rèn luyện, nuôi dưỡng, hun đúc lên khí chất người anh hùng Cù Chính Lan. Trong chiến dịch Hòa Bình lịch sử năm nào, quân ta tổ chức tấn công cứ điểm Giang Mỗ - Bình Thanh (trước thuộc huyện Kỳ Sơn). Trong lúc chiến sự cam go, quân Pháp huy động nhiều xe tăng đến tấn công cứ điểm. Hàng trăm đồng đội bị dồn bởi hỏa lực mạnh của xe tăng có nguy cơ hy sinh. Trong tình thế hết căng thẳng đó, người tiểu đội trưởng Cù Chính Lan tách đội hình chạy bộ cắt đường, nhảy lên thành xe, cạy nắp tháp xe, thả lựu đạn đã rút chốt, tiêu diệt gọn tốp địch trong chiếc xe tăng đi đầu. Những xe còn lại không có lối đi phải thoái lui. Cứ điểm Giang Mở nhanh chóng bị ta tiêu diệt.

Tinh thần quả cảm, sáng tạo của Cù Chính Lan vang dội trên khắp trên dịch Hòa Bình, làm nức lòng quân và dân ta. Những trận đánh tiếp sau, Cù Chính Lan anh dũng, tiên phong tiêu diệt địch và anh đã hy sinh trong vòng tay đồng đội. Cách đánh sáng tạo dùng lựu đạn diệt xe tăng của Cù Chính Lan được bộ đội ta học tập và áp dụng khiến quân thù khiếp đảm trên khắp các chiến trường.

Để ghi nhớ chiến công của người anh hùng Cù Chính Lan, của quân và dân ta, năm 1965, ngành Văn hóa tỉnh Hà Sơn Bình (cũ) đã đề nghị ghi danh sự kiện anh hùng này. Năm 1993, Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định công nhận khu di tích lịch sử Cù Chính Lan là di tích quốc gia. Năm 1994, tỉnh ta đã khởi công xây dựng khu di tích, dựng đài tưởng niệm Anh hùng diệt xe tăng. Đến năm 2008, Bộ VH-TT và tỉnh ta thống nhất di dời đài tưởng niệm về cơ sở mới tại xóm Mỗ I, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong. Công trình được xây dựng trên tổng diện tích 3.638 m2, trong đó tượng và bệ tượng được chế tác từ nguồn nguyên liệu đá xanh Thanh Hóa có chiều cao 8,5 m, tổng thể tích 160,4 m3. Tên anh hùng Cù Chính Lan được chọn đặt cho trường TH Cù Chính Lan và trường THCS Cù Chính Lan (phường Chăm Mát, TP Hòa Bình). Đài tưởng niệm được dựng lên khẳng định thêm niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh và là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, phấn đấu, rèn luyện trở thành người chủ xây dựng quê hương, đất nước.


Lê Chung


Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục