(HBĐT) - Với nhiều người, nếu không được ngao du ở phiên chợ quê trong những ngày áp Tết thì cái Tết không thật sự trọn vẹn. Đi chợ ngày áp Tết không chỉ để mua sắm mà còn là nơi gặp gỡ và trải nghiệm không khí chợ Tết đông vui, nhộn nhịp.


Mứt Tết - mặt hàng không thể thiếu trong phiên chợ Tết.

Năm ngoái, chúng tôi có dịp trải nghiệm không khí Tết ở chợ Lồ, xã Phong Phú (Tân Lạc). Năm nay, trong những ngày Tết cận kề, chúng tôi lại có dịp được hòa mình vào dòng người tấp nập ở chợ phiên này. Trước đây, chợ Lồ họp ở ven quốc lộ 6. Đây là chợ phiên nổi tiếng từ lâu, là nơi giao thương, buôn bán của bà con 5 xã vùng cao và các xã lân cận của huyện Tân Lạc. Hiện nay, theo quy hoạch xây dựng NTM, chợ Lồ di dời về vị trí cách địa điểm cũ chừng 300 m, diện tích rộng rãi, chợ cũng được xây dựng khang trang hơn.

Từ trung tâm huyện Tân Lạc, theo quốc lộ 6, rẽ trái vào đường tỉnh 436 chừng 100 m là đến chợ Lồ. Phiên chợ ngày áp Tết đông vui, tập nập người mua bán. Trong đó nổi bật hơn cả là sắc xanh mướt của những gánh hàng lá dong. "Mang lá dong đến chợ để đổi gói mứt Tết về nhà”, đó là câu nói ví von về công việc thời vụ thường niên của bà con nơi đây. Bán lá dong trong các chợ phiên áp Tết đem lại nguồn thu nhập  không nhỏ giúp bà con nơi đây trang trải trong ngày Tết. Chở gần 1.000 lá dong ra chợ bán từ sáng sớm nhưng mới hơn 8 giờ sáng, vợ chồng bà Bùi Thị Hiệu, xóm Bậy Chạo, xã Địch Giáo (Tân Lạc) đã bán gần hết hàng. "Năm nay bán được 7.000 đồng/bó lá dong, cao hơn năm ngoái 2.000 đồng. Đây chưa phải là phiên chợ cuối cùng nhưng đã có rất nhiều bà con ra chợ sắm Tết rồi”, bà Hiệu phấn khởi cho biết.

Kế bên gánh lá dong của bà Hiệu là gánh lá dong còn khá nhiều của bà Thao cũng là người dân xã Địch Giáo. Không phải bán ế hàng, thì ra bà Thao là một trong những người bán chạy hàng nhất. Đây đã là gánh thứ hai trong buổi sáng bà Thao mang ra chợ bán. Bà Thao chia sẻ: "Chúng tôi không chỉ bán ở chợ Lồ mà còn đem đi các chợ lân cận. Một năm chỉ có dịp này để bán lá dong, có năm bán được ít, năm được nhiều nhưng nhìn chung, nhờ bán lá dong  mà gia đình có thêm tiền để mua sắm các đồ thiết yếu cho ngày Tết”.

Tại chợ phiên, chúng tôi còn gặp nhiều bà con chở lá dong xuống từ các xã vùng cao của huyện Tân Lạc như: Lũng Vân, Ngổ Luông, Quyết Chiến. Trò chuyện với chị Liên, xóm Nghẹ, xã Lũng Vân được biết, để có những bó lá dong mang ra chợ bán, các chị phải dành cả tuần vất vả lên rừng cắt về. Ngoài những bó lá dong, nhiều mặt hàng phục vụ ngày Tết cũng được bà con bày bán như: lạt gói bánh, trầu, cau, bưởi, chuối. Đi sâu vào trong chợ, các mặt hàng mứt, quần áo, giày giép, đồ gia dụng tràn ngập các gian hàng. Ngoài những người phụ nữ đi mua hàng, trong phiên chợ Tết, chúng tôi còn gặp những cụ già ngồi hút thuốc lào chuyện trò vui vẻ và những em bé theo bố mẹ đi chọn mua quần áo mới.

 Tết đã cận kề, chợ Lồ vẫn còn 2 phiên họp cuối năm, chắc chắn không khí sẽ sầm uất nhất ở phiên cuối cùng. Lần thứ hai được trải nghiệm không khí ở chợ phiên trong những ngày áp Tết mới thấy, dù các mặt hàng Tết tràn ngập ở quán xá nhưng bà con vẫn rất háo hức với những chợ phiên cuối trong năm. Với họ, đi chợ Tết không đơn thuần là để mua sắm mà đó là một trong những hoạt động du xuân không thể bỏ lỡ mỗi dịp Tết đến, xuân về.


Viết Đào


Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục