(HBĐT) - Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, nếu bài hát nào có tính phổ biến và đi nhanh vào tâm khảm của quân dân ta từ sự kiện 17/2/1979 thì đó chính là bài "Chiến đấu vì độc lập tự do” của nhạc sĩ Phạm Tuyên. "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới/Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới/Quân xâm lược bành trướng dã man/Đã dày xéo mảnh đất tiền phương/Lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp dải biên cương…”. Câu hát này vang vọng từ mỗi thôn, xóm, trường học, giảng đường đến các chiến hào đang còn vương khói súng…

Bài hát như lời hiệu triệu cả dân tộc đoàn kết, vững tâm và sẵn sàng giáng trả kẻ thù xâm lược. Nhạc sĩ Phạm Tuyên cũng là tác giả của nhiều ca khúc ngợi ca các liệt sỹ anh hùng LLVT nhân dân đã hy sinh nơi biên cương thân yêu như: "Chúng tôi là đồng đội", "Có một đóa Hồng Chiêm”. Thời đó, biết bao người đã tha thiết cất lên những câu hát về những anh hùng đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng quê hương, gắn với những địa danh lịch sử như cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), Pò Hèn (Quảng Ninh).

Không chỉ nhạc sĩ Phạm Tuyên, những năm 70, 80 của thế kỷ trước, khi nhà thơ Tạ Hữu Yên viết câu thơ "Ngăn bước quân thù phía Nam, phía Bắc” ghi lại cả một giai đoạn máu lửa, đầy thử thách đối với cả dân tộc, sau khi đất nước ta vừa bước ra khỏi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài trên 20 năm. Chưa kịp một ngày yên bình, kẻ thù xâm lược lại một lần nữa dày xéo lên một đất nước còn đầy rẫy vết thương chiến tranh. Và một lần nữa, cả nước lại lên đường đánh giặc. Trong lớp lớp người tham gia vào công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc, có biết bao nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ, họa sĩ cùng xung trận bằng các tác phẩm văn học, nghệ thuật.

Thính giả của Đài Tiếng nói Việt Nam những năm tháng đó làm sao có thể quên những câu hát cháy bỏng do ca sĩ Ái Vân trình bày "Hãy cho tôi lên đường” (Hoàng Vân), hay Trần Tiến tự đệm ghi ta với "Những đôi mắt mang hình viên đạn”, tốp ca nam Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị với "Chiều dài biên giới” (Trần Chung), "Lời tạm biệt lúc lên đường” (Vũ Trọng Hối), "Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận” (Hồng Đăng), "Hát về anh” (Thế Hiển). Sau này có "Chiều biên giới” (Lò Ngân Sủn - Trần Chung), "Hoa sim biên giới” (Minh Quang) và nhiều bài hát hay về biên giới, về cuộc chiến đấu oai hùng của quân dân ta…

Nhiều nhà thơ, bài thơ đã xuất hiện trong giai đoạn này, thường được xuất hiện trên các ấn phẩm như Tạp chí Văn nghệ quân đội, Báo Văn nghệ, chương trình Tiếng thơ của Đài tiếng nói Việt Nam. Tâm tình của người chiến sỹ, của người dân vùng biên; ý chí quyết tâm vượt qua khó khăn, gian khổ, hy sinh, mất mát để giành độc lập dân tộc được truyền tải kịp thời tới mọi miền. Các tác giả: Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Đình Chiến, Lưu Quang Vũ… được nhắc tới bởi các vần thơ lửa cháy, thiết tha. Nhà thơ quân đội Nguyễn Đình Chiến từng có những câu thơ nằm lòng bạn đọc: "Đất của mình chứ đất của ai/Phải xông lên mà giữ/Tiếng các em gọi nhau trong chiến hào khói lửa/Còn cháy lòng bao chiến sỹ xung phong" (Gặp lại các em - giải A cuộc thi thơ Báo Văn nghệ). Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm có một bài thơ phổ nhạc, được lan truyền rất rộng trong giới sinh viên Hà Nội một thời "Tôi không thể mang về cho em”: "Tôi không thể nào mang về cho em/Trên những đồi biên cương chảy máu/Mắt đồng đội sau những ngày chiến đấu/ Khẩu súng ghì nóng bỏng đất Hòa An”. Trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, có một mùa xuân những năm tháng biên giới không bình yên, bài thơ "Điểm tựa” (Lê Đức Thọ) từng được cất lên giữa đêm giao thừa.

Bao con người đất Việt đang đón xuân vẫn hướng về những chiến sỹ đang ngày đêm trên điểm tựa: "Gạo sấy khoai mì bát canh toàn quốc/Và nước chấm đại dương đỡ lúc đói lòng/Cũng có bữa thịt ấm chân răng/Nhưng có khi cơm toàn muối trắng”. Nhiều quê hương, vùng đất, điểm tựa đi vào các bài ký, truyện ngắn như: chốt Cao Ba Lanh, đồi Thâm Mô, Chậu Cảnh, đèo Khau Chỉa, Thanh Thủy, Vị Xuyên, Phố Lu… Các địa danh như: pháo đài Đồng Đăng, thị xã Lạng Sơn cũng đã đi vào điện ảnh. Bộ phim "Đất mẹ” (đạo diễn nhân dân Hải Ninh), "Thị xã trong tầm tay” (đạo diễn Đặng Nhật Minh), phim "Cha và con” cũng được ra đời mang khí thế hừng hực chống giặc ngoại xâm những năm tháng ấy…

40 năm rồi, kể từ ngày quân Trung Quốc tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc, những lời thơ, câu hát, bộ phim đó vẫn luôn vang vọng trong lòng mỗi người dân đất Việt.

Bùi Huy


Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục