(HBĐT) - Những ai yêu thích du lịch tâm linh chắc hẳn từng đến hoặc nghe về đền Và. Ngôi đền tuy không đồ sộ nhưng cổ kính và chứa đựng giá trị văn hóa dân gian, tín ngưỡng, kiến trúc to lớn, vì vậy, nơi đây trở thành điểm đến của hàng vạn du khách trong những ngày xuân. 


Đền Và còn có tên gọi là Đông Cung được xây dựng trên khu đồi tĩnh mịch tại thôn Vân Gia, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Hiện chưa ai cắt nghĩa được vì sao gọi là đền Và, chỉ biết rằng, cách đền về phía Bắc có một quả đồi thấp gọi là làng Và. Nơi này từng được các nhà khảo cổ học đào thám sát, cho thấy đây là nơi cư trú của người Việt cổ.

Đền Và tọa lạc trên khu đồi có hàng trăm cây lim cổ thụ với hình con rùa đang bơi ra phía mặt trời mọc. Đây là nơi thờ có quy mô lớn nhất trong gần 200 di tích ở vùng xứ Đoài thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn – một trong tứ bất tử của người Việt. Theo truyền thuyết, đền được xây dựng từ đời Hùng Vương thứ 18. Nguyên xưa kia Tản Viên được thần Thái Bạch Kim Tinh ban cho chiếc gậy phép "đầu sinh, đầu tử” để đi cứu dân độ thế. Đức Thánh đã cứu được Tiểu Long Thần con Long vương ở bể Nam, được Long vương tặng cuốn "Thần thư bí pháp truyền” (Sách ước). Sau này nhờ có Sách ước Sơn Tinh lấy được công chúa Mỵ Nương.

Thủy Tinh là thần sông đến sau không lấy được vợ bèn dâng nước lên đánh nhưng không đánh nổi đành rút về. Sơn Tinh đại thắng mở tiệc ăn mừng và lập lâu đài để kỷ niệm chiến công oanh liệt, đó là đền Và ngày nay. Về sau, Sơn Tinh thường đi khắp nơi cứu giúp mọi người, nơi nào ngài qua nhân dân đều lập đền thờ nên xung quanh núi Ba Vì hiện có 4 ngôi đền lớn gọi là tứ cung.

Trong không gian hùng vĩ, thơ mộng và thoáng đạt với núi đồi, sông suối bao quanh, kiến trúc đền Và hiện ra với bố cục dàn trải bề mặt, các nếp nhà cao thấp nối nhau trong bức tường thành đá ong rêu phong, cổ kính. Quần thể đền Và gồm các công trình: Nghi Môn, lầu Cô Chín, sân Long hoá, Gác Chuông, Gác Trống, Tả - Hữu mạc, Tiền Tế, Thượng Điện, Hậu Cung, nhà kho, nhà kiệu. Các hạng mục công trình được sử dụng nhiều loại vật liệu quý như gỗ lim, gạch đá ong, gạch Bát Tràng, ngói mũi ri. Nhiều linh vật quý được trang trí như bộ tứ linh, tứ quý; các bức trạm bong, trạm nổi cách điệu.

Đến với đền Và, du khách được chiêm ngưỡng sự tài tình của nghệ nhân xưa lợi dụng mặt thoải sườn đồi giải quyết chiều cao kiến trúc. Lối bố trí kiến trúc theo hướng đi lên làm cho các ngôi nhà được nâng cao nền, đặc biệt là các công trình chính như: Nghi Môn, Tiền Tế, Hậu Cung. Mặc dù rất thấp nhưng khách hành hương chiêm bái lại có cảm giác đền có xu hướng vươn lên chiều cao.

Theo Ban quản lý di tích, đền Và qua các triều đại Lý, Trần và các đời vua triều Nguyễn là Minh Mạng, Tự Đức, Thành Thái đều được sửa chữa. Đặc biệt là đời vua Duy Tân (năm 1907), đền được trùng tu quy mô như ngày nay. Hiện, trong đền lưu giữ nhiều di vật quý, gồm 18 đạo sắc phong, 18 bức hoành phi, 2 bia đá, 3 chuông đồng, 4 biển gỗ, 5 bản thần tích, 47 câu đối được viết trên vách, cột, trên gỗ và trong ngọc phả, 6 pho tượng cổ.

Di sản kiến trúc đền Và tuy có niên đại muộn nhưng đã kế thừa di sản kiến trúc cổ và phát triển lên một bước mới, thể hiện ở kiến trúc phong cảnh, vật liệu xây cất và tính hiệu quả, thiết thực của toàn bộ công trình. Theo đó, đền đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1964.

Nói về đền Và sẽ thật thiếu sót nếu không nói về lễ hội đền Và được tổ chức từ ngày 14 - 17 tháng giêng. Cứ 3 năm 1 lần, chính quyền địa phương và nhân dân hai vùng Sơn Tây – Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) mở hội chính, có rất đông nhân dân của 8 làng, khu phố tham gia. Đây là lễ hội lớn nhất xứ Đoài, được coi như bảo tàng sống, quy tụ các giá trị văn hóa, tín ngưỡng. Điểm nhấn của lễ hội là lễ rước kiệu Thánh qua sông Hồng. Trong ngày này, mọi người, nhất là người già, trẻ nhỏ ở những nơi đoàn rước đi qua thường chui qua kiệu để lấy phước cầu may. Các đình trên đường rước lập đàn nghênh lễ; các gia chủ cũng chuẩn bị mâm lễ trước cửa để nghênh đón.

Trong các ngày tổ chức lễ hội, xung quanh khu vực đền thường diễn ra các trò chơi dân gian vui nhộn. Những ngày này, du khách thập phương cũng nô nức đến chiêm bái, cầu phúc, cầu tài lộc. Với những giá trị văn hóa, lịch sử quý giá, năm 2016, lễ hội đền Và đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.


 Những tháng đầu năm, đền Và luôn thu hút đông đảo du khách tới chiêm bái.

Bình Giang

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục