Từ hơn 400 năm trước, tranh làng Sình (nay thuộc thôn Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã xuất hiện và được sử dụng phổ biến. Là một nhân chứng cho nét văn hóa đặc sắc có bề dày lịch sử lâu đời trên mảnh đất Cố đô, tranh làng Sình nay vẫn tồn tại và đang được giữ gìn dù đi qua bao nhiêu thăng trầm của thời gian.


Bức tranh dân gian mang chủ đề: Thời vụ

Dòng tranh dân gian đặc sắc của đất Kinh thành

Làng Lại Ân là một trong những ngôi làng được hình thành khá sớm ở xứ Đàng Trong, còn có tên là Phố Lở, sau này lại có phố Bao Vinh, một trung tâm buôn bán sầm uất, trung tâm văn hóa cận kề TP Huế. Ngày nay, làng Lại Ân có tên Nôm là làng Sình, một ngôi làng cổ cách trung tâm TP Huế 9 km về phía Đông.

Thuở xưa, vùng Thuận Hóa khai hoang lập ấp, trong đoàn người Nam tiến công, ông Kỳ Hữu Hòa mang theo phương pháp làm tranh giấy mộc bản để mưu sinh, tranh làng Sình ra đời từ đó. Các bô lão trong làng đã truyền lại rằng tranh làng Sình có nguồn gốc tương tự như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống. Tuy nhiên, tranh làng Sình lại có chức năng thờ cúng tâm linh.

Ông  Kỳ Hữu Phước - một nghệ nhân làng Sình cho biết, về tranh thờ cúng tâm linh lại có tranh Tố Nữ, tranh tả cảnh sinh hoạt của đời sống hằng ngày. Đề tài tranh phục vụ tín ngưỡng được chia làm 3 loại : Tranh nhân vật, chủ yếu là tranh Tượng bà. Tranh Tượng bà còn chia thành ba loại: tượng đế, tượng chùa và tượng ngang.

Theo ông Phước, tranh con ảnh gồm hai loại: ảnh xiêm vẽ hình đàn ông, đàn bà... Các loại nhân vật còn lại là tranh ông Điệu, ông Đốc và Tờ bếp; Tranh đồ vật vẽ các thứ áo, tiền và dụng cụ để đốt cho người cõi âm... là tranh cỡ nhỏ.

Nguyên liệu cần để tạo nên một bức tranh dân gian làng Sình trước hết là giấy, giấy in tranh là giấy mộc quét điệp. Màu sắc từ các sản phẩm thiên nhiên cây cỏ, chủ yếu sử dụng các màu xanh dương, vàng, đỏ, đen, lục. Sau khi pha chế người ta trộn với hồ điệp hoặc trộn keo nấu bằng da trâu tươi để tô.

"Lúc trước, nghề làm tranh không được coi trọng, nên từng bị mai một. Khi đất nước còn khó khăn, nghề này phải làm từ giấy trắng tinh mà đem đi đốt nên cho là quá lãng phí, mê tín dị đoan nên cấm. Chỉ có gia đình tôi bọc nilon chôn dưới đất nên không ai biết được. Sau này mới cho phục hồi lại các làng nghề”, ông Phước kể.

"Giữ lửa” nghề tranh dân gian xứ Huế

Qua bao khó khăn, thăng trầm đến nay nghề tranh dân gian làng Sình- Phú Mậu vẫn giữ được nét văn hóa vốn có của nó dù không được trọn vẹn. Và có lẽ người có công lao nhiều nhất trong công cuộc gìn giữ nét văn hóa truyền thống này không ai khác đó là nghệ nhân Kỳ Hữu Phước. Với ông, những bức tranh chính là những đứa con tinh thần, là cả cuộc sống và hi vọng của ông.

Ngày nay, tranh dân gian làng Sình không chỉ đơn thuần là phục vụ tín ngưỡng thờ cúng như trước đây mà nó còn có thêm nhiều đề tài để người dân treo trang trí, chơi Tết,.. Bên cạnh đó một số bức tranh còn trang trí ở lễ hội Festival - nhằm tôn vinh các làng nghề nổi tiếng.  Bên cạnh đó, làng nghề đã trở thành địa điểm du lịch độc đáo cho du khách trong và ngoài nước.

Đến thăm và tìm hiểu về nghề làm tranh này du khách còn được trải nghiệm tự tay làm các sản phẩm cho riêng họ. Qua đó, để du khách có thể biết được nét độc đáo và nét văn hóa của tranh làng Sình. Nơi chứa đựng những giá trị nghệ thuật về tâm linh cũng như về văn hóa.

                                                                                                   Theo báo Lao Động

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục