(HBĐT) - Đình Lập trước đây thuộc xã Hạ Bì - nay là xã Lập Chiệng (Kim Bôi). Từ ngày 21-25/5/1948, tại đây diễn ra Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ I. Đây là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng, có giá trị lịch sử to lớn, là mốc son chói lọi đánh dấu sự trưởng thành của Đảng bộ tỉnh trong thời kỳ cách mạng kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.


Tiết mục văn nghệ biểu diễn chào mừng Đình Lập đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh. 

Trong quá trình vận động cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945 của cách mạng Việt Nam, ở xã Lập Chiệng, dưới sự điều hành, tổ chức của đoàn cán bộ Việt Minh châu Lương Sơn, trong thời gian ngắn, xã đã hình thành được các đoàn thể cách mạng: Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Nông dân cứu quốc, đóng góp tích cực trong việc tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho nhân dân. Tháng 8/1945, đình Lập là nơi tập kết của đội Việt Minh châu Lương Sơn đi cướp chính quyền tổng Kim Bôi.Tháng 7/1947, đình Lập là nơi đón tiếp đặc phái đoàn Trung ương về kinh lý tỉnh Hòa Bình do đồng chí Hoàng Quốc Việt, UV T.Ư Đảng dẫn đầu.

Đầu năm 1948, thực dân Pháp tăng cường đối phó với những hoạt động mạnh của bộ đội, quân dân Hòa Bình. Trong bối cảnh cuộc kháng chiến của nhân dân các dân tộc trong tỉnh có nhiều khó khăn, diễn biến phức tạp, được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên khu ủy III, Đảng bộ tỉnh đã tiến hành tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ I, tại đình làng Lập, xã Hạ Bì.

Đại hội đã triệu tập 120 đại biểu đại diện cho 333 đảng viên ở 37 chi bộ trong toàn Đảng bộ. Đại hội đã dành 3 ngày (22-24/5) để thảo luận báo cáo dự thảo nhận định tình hình trong tỉnh và phương hướng kế hoạch công tác chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng Đảng bộ do đồng chí Đào An Thái,Bí thư Tỉnh ủy trình bày.

Sáng 25/5/1948, Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa I gồm 11 đồng chí. Đại hội nhất trí cử đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh gồm 7 đồng chí tham dự Đại hội Đảng bộ Liên khu III do đồng chí Đào An Thái làm trưởng đoàn.

Chiều 25/5/1948, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ I bế mạc và thành công tốt đẹp. Đại hội có ý nghĩa hết sức to lớn, đó là đẩy mạnh chiến tranh nhân dân ở Hòa Bình lên đỉnh cao, tập trung nguồn lực của quân dân trong tỉnh phá tan âm mưu lập "Xứ Mường tự trị” của giặc Pháp ở Hòa Bình.

Từ năm 1957-1958, đình Lập là trụ sở của cơ quan Đảng, chính quyền xã Lập Chiệng. Đây là nơi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Lập Chiệng tiễn chân hàng trăm con em trong xã lên đường nhập ngũ đánh giặc, góp phần làm nên danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước trao tặng cho xã Lập Chiệng vào năm 1998.

Theo lời kể của các cụ cao niên trên địa bàn, đình Lập được khởi dựng vào khoảng cuối thế kỷ 19, nguyên liệu chủ yếu bằng gỗ với kiến trúc hình chữ nhất, gồm 1 gian, 2 chái, phía trong có 1 ban thờ lửng gọi là Cung Sở. Trên Cung Sở đặt 2 ngai thờ Thành hoàng làng là Ông Mới,Bà Nánh và bài trí một số đồ thờ tự khác. Trải qua những thăng trầm, biến cố của lịch sử cùng với sự tàn phá của chiến tranh, đình Lập đã bị hư hỏng. Đến năm 2008, cư quan chức năng cho phép xây dựng nhà truyền thống trên khuôn viên đất của đình Lập xưa. Hiện nay, tại nhà truyền thống cách mạng xã Lập Chiệng lưu giữ những tài liệu, hiện vật của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Lập Chiệng trong thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội,chống Mỹ cứu nước và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Nơi đây được nhân dân tổ chức lễ hội đình Lập vào mồng 8 tháng giêng hàng năm.

Với những giá trị về lịch sử có ý nghĩa chính trị quan trọng, đình Lập được UBND tỉnh cấp bằng xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh tại Quyết định số 24-QĐ/UBND ngày 5/1/2019. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện cho việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị của di tích trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời,là niềm vinh dự,tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Kim Bôi.

Đỗ Hà

Các tin khác


Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục